Giá lúa gạo hôm nay 12/5: Thị trường có dấu hiệu chững lại, nhiều giống lúa, gạo đi ngang
Giá lúa gạo hôm nay
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 13/5
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (12/5) đứng yên tại tất cả giống lúa trong bảng khảo sát. Theo đó, lúa IR 50404 có giá khoảng 5.400 - 5.600 đồng/kg, Đài thơm 8 tiếp tục giao dịch trong khoảng 5.700 - 5.850 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua tại mức 6.500 đồng/kg, Nàng Hoa 9 đang có giá là 5.900 đồng/kg và lúa Nhật có giá là 8.000 - 8.500 đồng/kg.
Các giống lúa OM duy trì thu mua ở mức giá cũ. Cụ thể, lúa OM 5451 đang neo ở mốc 5.600 - 5.700 đồng/kg và lúa OM 18 không biến động, giao dịch với giá 5.700 - 5.900 đồng/kg.
Giá các loại nếp không chứng kiến thay đổi mới trong hôm nay. Hiện tại, nếp AG (tươi) dao động trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, nếp Long An (tươi) có giá là 5.600 - 5.850 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 12/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang đi ngang trên diện rộng. Gạo thường có giá không đổi là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen có giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật đi ngang tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần.
Bộ Nông nghiệp kiến nghị chính sách giảm giá phân bón
Theo đó, Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội sửa đổi Luật theo hướng chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế sang đối tượng chịu thuế với mức thuế suất hợp lý để tạo điều kiện hỗ trợ ngành sản xuất phân bón trong nước và giảm bớt khó khăn cho nông dân.
Bộ NN&PTNT đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu xem xét chính sách thuế xuất khẩu đối với các mặt hàng phân bón urê, phân DAP, MAP và phối hợp với các bộ, ngành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với phân urê, DAP, MAP để đảm bảo nguồn cung trong nước trong tình hình nguồn cung phân bón khan hiếm như hiện nay.
Bộ NN&PTNT cho biết, hàng năm Việt Nam sử dụng trung bình hơn 10 triệu tấn phân bón sản xuất công nghiệp. Năm 2021, lượng phân bón sử dụng là 10,7 triệu tấn. Trong số đó, lượng phân bón sản xuất trong nước 7,2 triệu tấn, nhập khẩu 5,1 triệu tấn, xuất khẩu 1,6 triệu tấn. Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón cho sản xuất nông nghiệp năm 2022 không có sự biến động lớn so với năm 2021.
Từ đầu năm 2021 đến nay, giá phân bón trên thị trường thế giới và trong nước liên tục tăng cao, diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, sức cạnh tranh của hàng nông sản và đời sống người nông dân, đặc biệt trong bối cảnh khó khăn do tác động của thiên tai, dịch bệnh kéo dài.
Thị trường phân bón thế giới vốn đã chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh Covid 19 kéo dài làm thiếu hụt nguồn cung, đứt gãy chuỗi cung ứng, nay lại càng nặng nề hơn do căng thẳng giữa Nga - Ukraine nổ ra, theo báo Long An.
Trong thời gian tới, thị trường phân bón vẫn diễn biến phức tạp, khó lường về giá và nguồn cung. Đặc biệt, đối với phân kali do cả Nga và Belarus chiếm gần một nửa lượng kali cung cấp trên toàn thế giới và Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu phân bón này.