Giá lúa gạo hôm nay 11/5: Biến động từ 50 - 100 đồng/kg
Giá lúa gạo hôm nay
Xem thêm: Giá lúa gạo hôm nay 12/5
Tại An Giang, giá lúa hôm nay (11/5) tăng - giảm trái chiều tại một số giống lúa gạo được khảo sát. Theo đó, lúa Đài thơm 8 giảm 50 đồng/kg xuống còn 5.700 - 5.850 đồng/kg. Trái lại, lúa OM 5451 tăng 100 đồng/kg lên mức 5.600 - 5.700 đồng/kg trong hôm nay.
Các giống lúa còn lại không biến động trong hôm nay. Cụ thể, IR 50404 duy trì giá thu mua khoảng 5.400 - 5.600 đồng/kg, lúa Nhật tiếp tục neo ở mốc 8.000 - 8.500 đồng/kg, lúa IR 50404 (khô) thu mua tại mức 6.500 đồng/kg và Nàng Hoa 9 đang có giá là 5.900 đồng/kg và lúa OM 18 giữ mức 5.700 - 5.900 đồng/kg.
Giá các loại nếp tiếp tục đi ngang so với hôm qua. Hiện tại, nếp AG (tươi) dao động trong khoảng 5.600 - 5.700 đồng/kg, nếp Long An (tươi) có giá là 5.600 - 5.850 đồng/kg và nếp ruột duy trì khoảng giá là 14.000 - 15.000 đồng/kg.
Bảng giá lúa gạo hôm nay 11/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Giá gạo hôm nay tại chợ An Giang chững lại. Gạo thường có giá không đổi là 11.500 - 12.500 đồng/kg, gạo Nàng Nhen có giá 20.000 đồng/kg, gạo thơm thái hạt dài dao động trong khoảng 18.000 - 19.000 đồng/kg, gạo Sóc thường giữ mức 14.000 đồng/kg và gạo Nhật đi ngang tại mốc 20.000 đồng/kg trong ngày đầu tuần.
Xây dựng nền nông nghiệp xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu
heo Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Quản lý chất lượng nông sản tỉnh - Nguyễn Văn Cường, những năm gần đây, thời tiết diễn biến bất thường, thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra, việc sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn, thiếu nước,...
Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp phối hợp các địa phương vận động, khuyến khích và hướng dẫn nông dân chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng, vật nuôi khác để ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH), giảm thiểu thiệt hại, theo báo Long An.
Các huyện: Cần Giuộc, Cần Đước, Tân Trụ, Bến Lức, Thủ Thừa,... hàng năm đều đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn, vì vậy, ngành Nông nghiệp tỉnh rất quan tâm và thường xuyên yêu cầu những địa phương này tăng cường vận động nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ưu tiên các loại cây ngắn ngày, chịu hạn tốt để thích ứng với BĐKH. Cụ thể, tại huyện Cần Đước, Cần Giuộc, nông dân chuyển sang trồng rau màu ngắn ngày mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cần Đước - Nguyễn Hồng Chương thông tin: “Ngành Nông nghiệp huyện thường xuyên rà soát các diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn. Ðối với các diện tích có nguy cơ thiếu nước, không thể trồng lúa, ngành Nông nghiệp huyện sẽ phối hợp UBND xã, thị trấn vận động nông dân chuyển đổi sang trồng rau màu nhằm hạn chế thiệt hại. Những năm gần đây, rau đã trở thành cây trồng chủ lực của huyện với tổng diện tích hơn 700ha, trong đó có trên 597ha rau ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Thích ứng với BĐKH và bảo vệ môi trường là những vấn đề có tác động lớn đến sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Nhận thức được điều này, ngành Nông nghiệp tỉnh chủ động xây dựng những mô hình sản xuất theo hướng thích ứng, hiệu quả và bền vững. Điển hình là mô hình sản xuất lúa hữu cơ, sử dụng giống lúa chất lượng cao và áp dụng quy trình “1 phải, 5 giảm”.
Ông Nguyễn Văn Cường cho biết: “Khi nông dân thực hiện quy trình “1 phải, 5 giảm” sẽ tiết kiệm được 50% giống, 40% phân hóa học, 30% lượng thuốc bảo vệ thực vật, giảm công lao động; trong khi năng suất tăng 10%, lợi nhuận tăng 10%. Đây là mô hình không chỉ thích ứng với BĐKH mà còn giảm chi phí đầu vào, mang lại hiệu quả kinh tế cao”.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều mô hình trồng rau màu, dưa lưới, táo trong nhà màng mang lại hiệu quả kinh tế khá, chất lượng sản phẩm làm ra được người tiêu dùng ưa chuộng. Về chăn nuôi có các mô hình nuôi gia cầm an toàn sinh học, nuôi gia súc trên đệm lót sinh học,...