|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá lúa gạo duy trì đi ngang tại thị trường cả nước trong ngày 27/6

11:39 | 27/06/2024
Chia sẻ
Ghi nhận cho thấy, giá lúa gạo hôm nay (27/6) ổn định.Đề án 1 triệu héc-ta là cơ hội để tỉnh tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Giá lúa gạo hôm nay

Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (27/6) chững lại. Cụ thể, lúa OM380 có giá bán thấp nhất, dao động khoảng 6.800 - 7.000 đồng/kg. Nhỉnh hơn một chút là lúa OM 5451 với giá niêm yết là 6.900 - 7.100 đồng/kg. 

Bên cạnh đó, nếp lại tiếp tục không có điều chỉnh mới. Theo đó, nếp Long An (khô) vẫn được các thương lái thu mua với giá từ 9.000 đồng/kg đến 9.200 đồng/kg. Tươn tự, nếp đùm 3 tháng (khô) có giá 8.800 - 9.000 đồng/kg.  

Mặt khác, các mặt hàng nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi) và nếp đùm 3 tháng (khô) tạm dừng khảo sát trong ngày hôm nay. 

Giá lúa

ĐVT

Giá mua của thương lái (đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua 

- Nếp 3 tháng (tươi)

kg

-

-

- Nếp Long An (tươi)

kg

-

-

- Nếp đùm 3 tháng (khô)

kg

8.800 - 9.200

-

- Nếp Long An (khô)

kg

9.000 - 9.200

-

- Lúa IR 50404

kg

7.000 - 7.200

-

- Lúa Đài thơm 8

Kg

7.200 - 7.400

- Lúa OM 5451

Kg

6.900 - 7.100

-

- Lúa OM 18

kg

7.300 - 7.400

-

- Nàng Hoa 9

kg

-

-

- OM 380

kg

6.800 - 7.000

-

- Lúa Nhật

kg

7.800 - 8.000

-

- Lúa IR 50404 (khô)

kg

-

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

kg

20.000

-

Giá gạo

 

Giá bán tại chợ

(đồng)

Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua

-  Nếp ruột

kg

16.000 - 20.000

-

- Gạo thường

kg

15.000 - 16.000

-

- Gạo Nàng Nhen

kg

30.000

-

- Gạo thơm thái hạt dài

kg

20.000 - 21.000

-

- Gạo thơm Jasmine

kg

18.000 - 20.000

-

- Gạo Hương Lài

kg

20.000

-

- Gạo trắng thông dụng

kg

17.000

-

- Gạo Nàng Hoa

kg

20.000

-

- Gạo Sóc thường

kg

18.500

-

- Gạo Sóc Thái

kg

20.000

-

- Gạo thơm Đài Loan

kg

21.000

-

- Gạo Nhật

kg

22.000

-

- Cám

kg

9.000 - 10.000

-

Bảng giá lúa gạo hôm nay 27/6 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)

Tại chợ An Giang, giá gạo hôm nay (27/6) đứng yên. Cụ thể, gạo thường không có dấu hiệu điều chỉnh mới, rơi vào khoảng 15.000 - 16.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, giá các mặt hàng gạo khác tiếp tục đứng yên.

 

Giá mặt hàng Cám vẫn neo tại mức giá từ 9.000 đồng/kg đến 10.000 đồng/kg.

Ảnh: Gia Ngọc 

An Giang triển khai Đề án 1 triệu héc-ta lúa vào thực tế

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thô (NN&PTNT), cho biết, An Giang có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước để canh tác lúa; là một trong 2 địa phương đứng đầu cả nước về sản lượng lúa (hơn 4 triệu tấn lúa/năm, chỉ sau tỉnh Kiên Giang). Tỉnh có nhiều nông dân giỏi, trên 220 hợp tác xã (HTX), gần 1.000 tổ hợp tác, hơn 30 doanh nghiệp (DN) đầu tư vùng nguyên liệu, liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa.

Nhằm phát huy thế mạnh ngành hàng lúa gạo, xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững, tỉnh tạo thuận lợi cho DN tiếp cận nguồn vốn, tích tụ đất đai, chính sách thuế, đồng thời tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để DN, HTX, nông dân tham gia vào Đề án 1 triệu héc-ta lúa trên địa bàn tỉnh.

Theo ông Trần Thanh Hiệp, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, trong 3,9 triệu héc-ta lúa của vùng Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), sẽ có 1 triệu héc-ta tham gia đề án đến năm 2030, sau đó sẽ tổng kết, nhân rộng.

Đề án 1 triệu héc-ta là cơ hội để tỉnh tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm nâng cao thu nhập của người trồng lúa, giảm phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đồng thời, thúc đẩy hình thành và phát triển ổn định các HTX, tổ hợp tác để tăng diện tích liên kết tiêu thụ với DN; xây dựng chuỗi giá trị ngành hàng lúa gạo điển hình, làm mô hình kiểu mẫu cho phát triển lĩnh vực lúa gạo tại An Giang.

Đến năm 2030, An Giang phấn đấu có 152.198ha tham gia đề án, đảm bảo các tiêu chí canh tác bền vững, như: Lượng lúa giống gieo sạ dưới 70kg/ha; lượng phân bón, thuốc hóa học giảm 30%; giảm 20% lượng nước tưới; 100% diện tích sản xuất vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết tiêu thụ, được cấp mã số vùng trồng và áp dụng quy trình canh tác bền vững; 100% lượng rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng...

Khi tham gia mô hình, thu nhập người trồng lúa tăng 40%, trong đó, tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa trên 50%, theo Báo An Giang.

 

Gia Ngọc