Giá lúa gạo đi ngang trong ngày 7/5
Giá lúa gạo hôm nay
Theo khảo sát tại chợ An Giang, giá lúa hôm nay (7/5) không ghi nhận điều chỉnh mới. Hiện, lúa Nàng Nhen (khô) có giá bán là 20.000 đồng/kg. Bên cạnh đó, lúa Nàng Hoa 9 vẫn được thu mua với mức giá 7.600 - 7.700 đồng/kg.
Trong khi đó, mặt hàng nếp vẫn duy trì ở mức ổn định. Cụ thể, 9.600 - 9.800 đồng/kg là giá niêm yết của nếp Long An (khô).
Mặt khác, nếp 3 tháng (tươi), nếp Long An (tươi), nếp đùm 3 tháng (khô) không thực hiện khảo sát hôm nay.
Giá lúa |
ĐVT |
Giá mua của thương lái (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
- Nếp 3 tháng (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (tươi) |
kg |
- |
- |
- Nếp đùm 3 tháng (khô) |
kg |
- |
- |
- Nếp Long An (khô) |
kg |
9.600 - 9.800 |
- |
- Lúa IR 50404 |
kg |
7.400 - 7.500 |
- |
- Lúa Đài thơm 8 |
Kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa OM 5451 |
Kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- Lúa OM 18 |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Nàng Hoa 9 |
kg |
7.600 - 7.700 |
- |
- OM 380 |
kg |
7.500 - 7.600 |
- |
- Lúa Nhật |
kg |
7.800 - 8.000 |
- |
- Lúa IR 50404 (khô) |
kg |
- |
|
- Lúa Nàng Nhen (khô) |
kg |
20.000 |
- |
Giá gạo |
Giá bán tại chợ (đồng) |
Tăng (+), giảm (-) so với hôm qua |
|
- Nếp ruột |
kg |
16.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thường |
kg |
14.000 - 16.000 |
- |
- Gạo Nàng Nhen |
kg |
30.000 |
- |
- Gạo thơm thái hạt dài |
kg |
19.000 - 20.000 |
- |
- Gạo thơm Jasmine |
kg |
17.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Hương Lài |
kg |
20.000 |
- |
- Gạo trắng thông dụng |
kg |
18.000 |
- |
- Gạo Nàng Hoa |
kg |
19.500 |
- |
- Gạo Sóc thường |
kg |
18.000 - 19.000 |
- |
- Gạo Sóc Thái |
kg |
16.000 - 18.000 |
- |
- Gạo thơm Đài Loan |
kg |
21.000 |
- |
- Gạo Nhật |
kg |
22.000 |
- |
- Cám |
kg |
9.000 - 10.000 |
- |
Bảng giá lúa gạo hôm nay 7/5 tại tỉnh An Giang. (Nguồn: Sở NN&PTNT An Giang)
Tại chợ An Giang, giá gạo đồng loạt đứng yên. Gạo thường được các thương lái thu mua trong khoảng 14.000 - 16.000 đồng/bao. Tương tự, những mặt hàng gạo khác có mức giá đi ngang.
Mặt hàng cám vẫn neo mốc tại mức giá khoảng 9.000 - 10.000 đồng/kg.
Nắm bắt cơ hội thúc đẩy xuất khẩu gạo
Bước sang những tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gạo tiếp tục có nhiều thuận lợi khi nhiều quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cao, nguồn cung gạo trên thị trường thế giới có phần hạn chế, kỳ vọng sẽ tiếp tục một năm xuất khẩu gạo thắng lợi. Nhằm kịp thời nắm bắt và tháo gỡ các khó khăn cho xuất khẩu, Bộ Công Thương vừa tổ chức hội nghị đánh giá kết quả xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Tại hội nghị này, nhiều đại biểu, cho rằng, bên cạnh những thuận lợi, hiện hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo của nước ta vẫn còn đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, cần phải được ngành chức năng quan tâm tháo gỡ kịp thời. Ðáng chú ý, chi phí sản xuất lúa gạo tăng do giá vật tư nông nghiệp đầu vào tăng và ở mức cao, cũng như ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu và các điều kiện sản xuất bất lợi. Ðiều này đã đẩy giá thành sản xuất, mua bán lúa gạo hàng hóa lên cao, gây áp lực cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo, nhất là khi giá chào gạo xuất khẩu chưa tăng nhiều.
Trong khi đó, gạo xuất khẩu của Việt Nam phải chịu sự cạnh tranh với nhiều nước xuất khẩu gạo, đồng thời các nước nhập khẩu cũng ngày càng đòi hỏi cao về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm và liên tục có những thay đổi trong chính sách xuất nhập khẩu gạo. Bên cạnh đó, các thương nhân và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng còn gặp khó về vốn, về xây dựng vùng nguyên liệu và mở rộng thị trường xuất khẩu... Theo ông Nguyễn Anh Sơn, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, chiến lược đa dạng hóa thị trường của thương nhân vẫn còn hạn chế, thị trường xuất khẩu gạo vẫn có dấu hiệu chưa bền vững, phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống trọng điểm như Philippines, Trung Quốc và Indonesia...
Bà Huỳnh Thị Bích Huyền, Tổng Giám đốc Công ty CP Xuất nhập khẩu Ngọc Quang Phát, cho biết, để đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo, thực tế doanh nghiệp cần đầu tư rất nhiều máy móc, thiết bị, công nghệ theo chuỗi dây chuyền khép kín, đồng thời bao tiêu lúa cho nông dân theo vụ mùa với số lượng lớn. Với số vốn theo hạn mức tín dụng như 2 năm trước đây thì doanh nghiệp ổn định, nhưng hiện nay chi phí tăng rất cao, doanh nghiệp lại phải không ngừng cải tiến máy móc thiết bị và vừa qua giá lúa gạo cũng tăng quá cao nên doanh nghiệp gặp khó khi vốn vơi dần, theo Báo Cần Thơ.
Ðể đảm bảo thu mua lúa cho nông dân và ổn định lượng gạo dự trữ trước ký hợp đồng xuất khẩu, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, ngân hàng nên mở rộng hạn mức cho doanh nghiệp, giảm lãi suất cho phù hợp để luân chuyển được hàng hóa theo vụ mùa, linh hoạt trong giải ngân, tránh tình trạng "bán đổ bán tháo" để được hợp đồng, có hợp đồng trước mới được giải ngân, rất khó khăn và nguy hiểm cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp và người sản xuất lúa gạo cũng cần được ngành chức năng hỗ trợ trong công tác xúc tiến thương mại, xây dựng chuỗi liên kết bền vững, cũng như quản lý chặt chẽ giá cả và chất lượng vật tư đầu vào phục vụ sản xuất. Kịp thời rà soát, sửa đổi các quy định trong công tác điều hành, xuất khẩu gạo nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh và giúp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo.