|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá kim loại hôm nay (3/4) tiếp tục đi lên nhờ sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tăng hơn kỳ vọng

10:48 | 03/04/2018
Chia sẻ
Giá kim loại hôm nay (3/4) đồng loạt tăng trên cả hai sàn London và Thượng Hải nhờ hoạt động công nghiệp tăng cao hơn kỳ vọng tại Trung Quốc, bất chấp lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
gia kim loai hom nay 34 tiep tuc di len nho san xuat cong nghiep tai trung quoc tang cao hon ky vong Giá kim loại hôm nay (2/4) khởi động quý II đầy khởi sắc
gia kim loai hom nay 34 tiep tuc di len nho san xuat cong nghiep tai trung quoc tang cao hon ky vong Giá kim loại hôm nay (31/3) khép lại quý I giảm mạnh, giá nhôm chạm đáy 17 tháng

Cập nhật giá kim loại hôm nay (3/4)

Trên Sàn Kim loại London (LME), giá đồng tăng 1% lên 6.777 USD/tấn vào lúc 8h36 (giờ Việt Nam) sau khi chạm 6.802 USD/tấn, cao nhất kể từ ngày 22/3. Giá kim loại này đã phục hồi về trên mức trung bình động 200 ngày trong quý I vừa qua.

Trên Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE), giá đồng giao tháng 5 tăng 0,34% lên 50.450 nhân dân tệ/tấn (8.025,08 USD/tấn).

Giá nhôm SHFE giao tháng 5 tăng 1,19% lên 14.025 nhân dân tệ/tấn (2.230,96 USD/tấn). Tương tự, giá thép thanh giao tháng 5 tăng 1,7% lên 3.655 nhân dân tệ/tấn (581,40 USD/tấn).

Trên thị trường kim loại quý, giá bạc và palladium giao ngay lần lượt giảm 0,42% và 0,45% xuống 16,54 USD/ounce và 930,30 USD/ounce, trong khi giá bạch kim tăng 0,28% lên 932,10 USD/ounce.

gia kim loai hom nay 34 tiep tuc di len nho san xuat cong nghiep tai trung quoc tang cao hon ky vong
Ảnh minh họa. Nguồn: Amit Dave/Reuters.

Tin tức thị trường

Hoạt động sản xuất công nghiệp tại Trung Quốc tăng cao hơn kỳ vọng trong tháng 3 khi chính phủ nước này dỡ bỏ quy định cắt giảm sản lượng trong mùa đông và các nhà máy thép đẩy mạnh sản xuất để đáp ứng nhu cầu xây dựng.

Theo một bài bình luận trên trang bìa tờ Nhân dân Nhật báo, việc Trung Quốc đánh thuế đến 25% lên 128 sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ là để “cân bằng thiệt hại” do các sắc thuế của Mỹ gây ra và bảo vệ lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Trong khi đó, Nhà Trắng ngày 2/4 tố cáo Trung Quốc bóp méo thị trường toàn cầu và cho biết nước này không nên nhắm vào “các mặt hàng xuất khẩu thực hành thương mại bình đẳng của Mỹ”.

Trường Giang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.