|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá hàng hoá giảm khiến các công ty dầu mỏ, kim loại châu Á gặp khó

21:18 | 08/04/2020
Chia sẻ
Trong bối cảnh toàn cầu đang chịu thiệt hại kinh tế do ảnh hưởng của virus corona, các công ty dầu mỏ của châu Á đang đối mặt với thách thức lớn nhất từ trước tới nay.

JXTG Holdings, doanh nghiệp khai khoáng quan chủ chốt của Nhật Bản và nhà giao dịch Marubeni hiện đang mong đợi sự suy thoái sẽ kết thúc vào tháng 3, trái ngược hoàn toàn với những dự báo đầy lạc quan trước đò. Các công ty trên toàn thế giới cũng đang chịu hoàn cảnh tương tự.

Tomomichi Akuta, trưởng nhóm nghiên cứu tại Phòng nghiên cứu và cố vấn Mitsubishi UFJ, cho biết: “Tình hình thị trường hàng hóa hiện nay là rất khác so với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, vì đại dịch đang khiến 100% các doanh nghiệp ở một vài địa phương phải ngừng hoạt động và cũng đang gây ra tác động rõ rệt lên nhiều ngành nghề khác nhau.”

Giá dầu thô đã sụt giảm gần 60% sau khi Nga và OPEC không thể kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng vào hồi dầu tháng 3. Tệ hơn nữa, lệnh hạn chế đi lại và phong tỏa của các quốc gia khiến nhu cầu về dầu suy giảm nghiêm trọng.

JXTG Holdings thông bảo vào tuần trước rằng lợi nhuận hợp nhất của họ sẽ ở mức âm vào năm tài chính 2020 tính đến tháng 3.

Giá hàng hoá giảm khiến các công ty dầu mỏ, kim loại châu Á gặp khó - Ảnh 1.

Giá hàng hoá đã giảm mạnh so với năm ngoái. Đơn vị: %.

Marubeni thông báo vào tuần trước rằng họ sẽ lỗ 190 tỉ yen, sau khi thực hiện sửa đổi giảm từ mức thặng dư 200 tỉ yen. Đối thủ cạnh tranh của họ là công ty Mitsui cũng cho biết các khoản đầu tư vào chứng khoán vào những công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ sẽ gây ra những khoản lỗ khoảng 50 - 70 tỉ yen.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, lượng cầu về dầu trong năm nay sẽ giảm 90.000 thùng/ngày so với năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp châu Á đang cân nhắc lại các kế hoạch đầu tư của mình.

Công ty trực thuộc nhà nước Indonesia – Pertamia – là một trong những trường hợp như vậy. Kế hoạch ban đầu trong năm 2020 của họ là tăng đầu từ 84% lên thành 7,8 tỉ USD với hơn nửa ngân sách dành cho phát triển thượng tầng.

Kế hoạch này được công bố vào đầu tháng 3, chỉ một vài ngày sau khi Indonesia công bố trường hợp đầu tiên dương tính với virus corona. Kể từ đó đến nay, số ca nhiễm của quốc gia này đã vượt qua con số 1000.

Pertamia tiếp tục theo dõi biến động giá dầu trên thế giới nhằm đưa ra các biện pháp phù hợp, bao gồm nghiên cứu và mô phỏng tác động của mỗi sự thay đổi giá. Họ vẫn đang theo đuổi kế hoạch ban đầu, nhưng sẽ sớm thực hiện đánh giá về hiệu của của nó.

Các doanh nghiệp khác cũng đang tìm kiếm giải giáp. Công ty Olam International chuyên kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp vẫn đang thực hiện kế hoạch 6 năm đề ra từ năm 2019 và cũng đang theo dõi sát sao từng biến động của thị trường và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hoạt động xuất nhập khẩu của công ty này bị ảnh hưởng lớn bởi lệnh hạn chế đi lại giữa các quốc gia.

Tại Trung Quốc, một số công ty dầu khi nhà nước đã sẵn sàng cắt giảm chi tiêu và hạ thấp sản lượng mục tiêu. Ngày 25/3, tập đoàn dầu khí quốc gia Trung Quốc cho biết việc cắt giảm có thể liên quan đến các dự án ở nước ngoài nhưng không đề cập chi tiết.

Nhờ sản lượng cao và kiểm soát chi phí tốt, nhiều doanh nghiệp khai thác dầu ngoài khơi đã thu về khoản lợi nhuận ròng 61 tỉ nhân dân tệ (tăng 15,9%). Tháng 1, tập đoàn này đặt mục tiêu sản xuất từ 520 đến 530 triệu thùng trong năm 2020, cao hơn sản lượng ròng năm ngoài là 506,5 triệu thùng.

PetroChina, là công ty con của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc, vào ngày 26/3 đã cho biết họ sẽ đưa ra sự điều chỉnh sao cho phù hợp với giá dầu thô thấp: “Chúng tôi sẽ tập trung nhiều hơn vào tính hiệu quả và sẽ cân bằng giữa lợi nhuận, phát triển dài hạn, phát triển ngắn hạn và việc đảm bảo an ninh năng lượng nhằm đảm bảo nguồn cung cho phát triển hạ tầng quốc gia.”

Theo hãng xếp hạng toàn cầu S&P, các biện pháp điều chỉnh chi tiêu vốn ngắn hạn như vậy sẽ bảo toàn dòng tiền và hỗ trợ tăng xếp hạng tín dụng cho công ty mẹ.

Một số chuyên gia cảnh bảo việc các công ty đồng loạt điều chỉnh chiến lược sẽ gây ra sự thiếu hụt nguồn cung và từ đó kéo giá các mặt hàng lên quá cao.

Tuy duy tích cực

Tuy nhiên, một số lượng nhỏ các công ty đang có một cái nhìn lạc quan hơn.

Tập đoàn Sinopec Oilfield Service, một đơn vị của Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc, đã lên kế hoạch tăng chi tiêu vốn vào năm 2020 thêm 18% thành 3,4 tỉ nhân dân tệ với hi vọng nhu cầu cơ bản về năng lượng sẽ không biến động bất thường. Phần dư thừa sẽ được sử dụng để củng cố cơ sở hạ tầng và thiết bị xây dựng tại các thị trường trọng điểm như Arab Saudi và Kuwait.

Các công ty khai thác than của Indonesia, Adaro Energy và Bukit Asam thông báo rằng kế hoạch trong năm 2020 sẽ không đối và họ sẽ theo dõi kĩ biến động trong giá than. Họ nói rằng nhu cầu than trong nội địa vẫn khá lớn.

Giá đồng giảm 24% xuống còn 4,763 USD/pound vào tháng 3 từ mức giá 6,3 USD/pound vào tháng 1. Trong giai đoạn này giá bạch kim cũng đã giảm 30%.

Tố Tố

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.