Trong tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell sẽ điều trần trước một ủy ban của Thượng viện Mỹ, đồng thời NHTW này cũng sẽ công bố biên bản cuộc họp tháng 4. Trong khi đó, dữ liệu kinh tế tiếp tục chỉ ra ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và thị trường dầu mỏ có thể lặp lại kịch bản hồi tháng 4.
Có thể mối hòa khí Mỹ - Trung không mấy lạc quan trong những ngày gần đây, nhưng chính dữ liệu của Trung Quốc công bố vào thứ Sáu (15/5) đã giúp giá dầu thô Mỹ tăng tốc, chạm mức 30 USD/thùng. Việc duy trì đà tăng này sẽ phụ thuộc vào biến động của hợp đồng dầu giao tháng 6 khi hết hạn trong vài ngày tới.
Giá dầu thô hôm 15/5 phục hồi mạnh, tăng 7% lên mức cao nhất trong vòng 1 tháng qua, kéo giá ethanol tăng theo. Điều này kích thích các nhà máy mía đường Brazil giảm công suất sản xuất đường. Ngoài ra, lo ngại gián đoạn nguồn cung tại Brazil vẫn góp phần hỗ trợ giá đường.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu thô WTI và Brent đều tăng sau khi EIA báo cáo số liệu tồn kho dầu thô của Mỹ bất giờ giảm và Saudi Arabia cắt giảm sản lượng dầu thô xuất khẩu.
Giai đoạn 2014 - 2016, Arab Saudi bắt đầu cuộc chiến giá dầu nhằm hủy hoại ngành công nghiệp dầu đá phiến Mỹ và nhận về hậu quả nặng nề. Năm 2020, Arab Saudi cũng gây ra cuộc chiến tương tự với Nga, tuy nhiên tình hình tài chính của nước này đã xấu đi nhiều so với giai đoạn 2014 - 2016.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu thô WTI giảm mạnh 5,81% sau khi EIA dự báo nhu cầu khí gas tự nhiên tại Mỹ giảm trong hai năm 2020 và 2021 trong khi giá dầu Brent tăng 1,18% khi OPEC+ có thể kéo dài hạn mức cắt giảm 9,7 triệu thùng/ngày sau tháng 6.
Theo đó, giá xăng tăng từ mức gần 580 - 604 đồng/lít từ 15h chiều ngày 13/5. Đây là kì tăng giá xăng đầu tiên sau 8 kì giảm giá liên tiếp và là kỳ giảm giá các mặt hàng dầu thứ 9 từ đầu năm 2020 đến nay.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu thô WTI giảm trước những lo ngại về một đợt bùng phát thứ cấp của dịch bệnh COVID-19 trong khi giá dầu thô Brent cũng giảm 2,49% dù một số nước vùng Vịnh tự nguyện cắt giảm thêm sản lượng.
Trong một tuyên bố bất ngờ, Arab Saudi cho biết sẽ giảm sản lượng dầu thô xuống mức thấp nhất trong 18 năm qua nhằm thúc đẩy đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng đang tàn phá nặng nề tình hình tài chính quốc gia.
Chủ tịch Aramco đồng thời là người đứng đầu PIF, đang dẫn đầu các cuộc đàm phán của Aramco và giá trị thương vụ thâu tóm số cổ phần nói trên trong SABIC sẽ được cân nhắc lại.
Giá dầu tăng liên tiếp trong hai tuần qua nhờ sự sụt giảm đáng kinh ngạc của số lượng giàn khoan tại Mỹ. Tuy nhiên một số chuyên gia nhận định nhu cầu dầu thô, đặc biệt là tại Mỹ khi nước này vừa kết thúc việc phong tỏa trong 7 tuần, không đủ để hỗ trợ giá tăng trên mức 30 USD/ thùng.
Giá dầu tăng mạnh trong những ngày gần đây khi các thương nhân tin rằng nhu cầu có thể phục hồi với việc các nền kinh tế bắt đầu mở cửa trở lại. Nhưng giới phân tích cảnh báo rằng sự gia tăng này chỉ là tạm thời.
Trước tình hình giá dầu đã sụp đổ và thiếu hụt các kho dự trữ, lựa chọn duy nhất cho nhiều nhà sản xuất Mỹ là đóng cửa nhà máy, khiến họ không có thu nhập, không có lợi nhuận, nợ chồng chất và đối mặt với nguy cơ phá sản.
Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam, giá dầu thô WTI tiếp tục giảm sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu của Mỹ vẫn ở mức cao, gần 3,2 triệu người đã mất việc trong tuần qua, làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế ở Mỹ tong khi giá dầu thô Brent giảm 0,87%.
Chính sách giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ được thực hiện trong thời gian qua mang lại nhiều tác động tích cực cho nền kinh tế Việt Nam. Tuy vậy, để đạt hiểu quả cao nhất, các chuyên gia đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc phương án giảm cho tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ.