|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá dầu thô tiếp tục lao dốc 2% vì lo ngại Arab Saudi nâng sản lượng

15:40 | 26/09/2024
Chia sẻ
Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn nguồn tin thân cận, rằng Arab Saudi đang có thể từ bỏ mục tiêu giá không chính thức là 100 USD/thùng dầu thô khi họ chuẩn bị tăng sản lượng. Điều này tiếp tục tạo áp lực lên giá dầu thô.

 

Theo Reuters, giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh vào thứ Năm, sau khi có tin tức rằng Arab Saudi, quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, sẽ từ bỏ mục tiêu giá hiện tại để chuẩn bị tăng sản lượng.

Hợp đồng tương lai dầu Brent giảm 1,89 USD, tương đương 2,57%, xuống còn 71,57 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI của Mỹ giảm 1,83 USD, tương đương 2,63%, xuống còn 67,86 USD/thùng vào lúc 07:40 GMT.

Cuối phiên giao dịch trước đó, giá dầu thô cũng ghi nhận mức giảm hơn 2% vì lo ngại nguồn cung tăng lên. 

Chốt phiên giao dịch ngày thứ Tư (25/9), giá dầu thô Brent giảm 2,27% xuống 73,46 USD/thùng và giá dầu thô WTI giảm 2,61% xuốn 69,69 USD/thùng.

 Diễn biến giá dầu Brent trong một năm qua (Đơn vị: USD/thùng, Nguồn: Tradingeconomics)

Tờ Financial Times đưa tin hôm thứ Năm, trích dẫn nguồn tin thân cận, rằng Arab Saudi đang có thể  từ bỏ mục tiêu giá không chính thức là 100 USD/thùng dầu thô khi họ chuẩn bị tăng sản lượng.

Ông Tony Sycamore, nhà phân tích thị trường tại IG, cho biết: "Tin tức đêm qua về khả năng nguồn cung từ Libya quay trở lại, cùng với thông báo hôm nay về việc hạ mục tiêu giá của Arab Saudi do nguồn cung dự kiến ​​tăng, đã làm giảm đà tăng của thị trường dầu thô hồi đầu tuần, nhờ các biện pháp nới lỏng của ngân hàng trung ương Trung Quốc”.

Một tuyên bố của Liên Hợp Quốc vào thứ Tư cho biết các đại biểu từ phía đông và phía tây Libya đã đạt được thỏa thuận về quy trình bổ nhiệm Thống đốc Ngân hàng Trung ương, một bước quan trọng có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kiểm soát nguồn thu từ dầu mỏ của đất nước này, vốn đã gây gián đoạn xuất khẩu.

“Hoạt động sản xuất dầu mỏ của Libya càng gây áp lực lên thị trường vôn đang phải đối mặt với nỗi lo về nhu từ Mỹ và Trung Quốc yếu” ANZ Research nhận định trong một báo cáo.

Trong khi đó, Thứ trưởng Năng lượng Nga Pavel Sorokin hôm thứ Năm cho biết nước này không muốn bơm dầu ra thị trường quá nhiều nếu không có nhu cầu. Ông cũng lưu ý rằng chi phí khai thác dầu sẽ ngày càng cao hơn vì việc khai thác dầu ngày càng khó khăn. Đồng thời, ông cũng cho biết mục tiêu sản xuất dầu của Nga là đạt 540 triệu tấn mỗi năm vào năm 2030, nhưng nguồn cung có thể sẽ được điều chỉnh.

Các quan chức cấp cao của Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, hôm 26/9 đã cam kết sẽ triển khai "chi tiêu tài khóa cần thiết" để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay là khoảng 5%, đồng thời thừa nhận những thách thức mới. Điều này đã làm tăng kỳ vọng của thị trường về các gói kích thích bổ sung, bên cạnh những biện pháp đã được công bố trong tuần này.

H.Mĩ

Chứng khoán Mỹ vụt tăng khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp chạm đáy 4 tháng, S&P 500 đạt kỷ lục mới
Cả ba chỉ số chính đều ghi nhận kết quả tích cực sau khi báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp thấp hơn dự kiến. Đồng thời, nhóm cổ phiếu bán dẫn đã đưa S&P 500 chạm đến kỷ lục mới.