|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá dầu thô có thể lao dốc 30% nếu OPEC không hành động

18:15 | 06/12/2019
Chia sẻ
Giới chuyên gia nhận định nếu OPEC không giảm sâu sản lượng khai thác, thế giới sẽ dư cung khoảng 800.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2020. Điều này có thể khiến giá dầu thô giảm còn khoảng 40 USD/thùng trong thời gian ngắn.

Rủi ro tiếp tục dư cung vào năm 2020

OPEC và các nước đồng minh (OPEC+) đang tổ chức cuộc họp để đưa ra quyết định đối với thỏa thuận giảm sản lượng khai thác dầu thô.

Theo nguồn tin của Reuters, hội đồng gồm các bộ trưởng năng lượng quan trọng gồm cả Arab Saudi và Nga đã khuyến nghị nhóm OPEC+ giảm sâu hơn mức cắt nguồn cung hiện tại là 1,2 triệu thùng/ngày. Theo đó, giảm thêm 500.000 thùng/ngày.

Theo CNN, Công ty Tư vấn Năng lượng Rystad Energy nhận định nếu OPEC không giảm sâu sản lượng khai thác, thế giới sẽ dư cung khoảng 800.000 thùng/ngày kéo dài đến nửa đầu năm 2020.

"Điều này có thể khiến lượng dầu thô tăng mạnh kéo theo giá dầu Brent giảm xuống chỉ còn khoảng 40 USD/thùng trong thời gian ngắn", Rystad dự báo. Con số này tương đương với mức giảm 30% so với mức giá hiện tại là khoảng 63 USD/thùng.

"Triển vọng sẽ ảm đạm nếu OPEC+ không đồng thuận việc giảm bổ sung", ông Bjørnar Tonhaugen, trưởng bộ phận nghiên cứu thị trường tại công ty Rystad Energy, cho biết.

Nhà đầu tư kì vọng OPEC+ sẽ đồng thuận gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng thêm vài tháng nữa. Thỏa thuận hiện tại sẽ hết hạn vào tháng 3/2020.

Hôm 4/12, giá dầu thô tăng mạnh tới 3% nhờ thị trường kì vọng OPEC sẽ hành động để giảm lượng dầu thừa trên thị trường. Bộ trưởng Năng lượng Iraq bày tỏ sự ủng hộ đối với ý kiến gia hạn thỏa thuận giảm sản lượng đến năm 2020.

OPEC và Nga đã thành công trong việc đẩy giá dầu tăng mặc dù giá vẫn ở mức 70 USD/thùng (thiết lập hồi tháng 10/2018). Tuy nhiên, một số nước không thuộc OPEC trong đó có Mỹ tiếp tục tăng sản lượng.

Theo đó, sản lượng của các ngoài OPEC được dự đoán sẽ tăng thêm 2,3 triệu thùng/ngày vào năm 2020, mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay, theo Rystad.

Sẽ không có gì bất ngờ nếu sản lượng dầu đá phiến của Mỹ sẽ đóng góp nhiều nhất trong mức tăng này. Theo đó, sản lượng dầu đá biến của Mỹ đự đoán tăng thêm 1,1 triệu thùng/ngày vào năm 2020, công ty Rystad nhận định.

Một vấn đề khác "gây đau đầu" cho OPEC đó là một số nước thành viên trong đó có Nigeria và Iraq không tuân thủ theo đúng mức giảm mà họ đã cam kết trong thỏa thuận. Điều này càng góp phần khiến thị trường dư thừa dầu thô.

Arab Saudi sẽ nâng mức giảm sản lượng?

Arab Saudi, quốc gia đứng đầu OPEC, vẫn đang tuân thủ thỏa thuận giảm sản lượng. Tuy nhiên, giới chuyên gia và nhà đầu tư tỏ ra nghi ngờ liệu rằng nức này có sẵn sàng tăng cường việc thắt chặt nguồn cung hay không.

"Khả năng thấp Arab Saudi sẽ giữ sản lượng ở mức hiện tại nếu các nước khác trong OPEC+ đồng ý giảm sâu hơn nữa nguồn cung", chuyên gia phân tích của công ty năng lượng FGE nhận định.

Arab Saudi không thể để giá dầu thô giảm sâu hơn nữa bởi ngân sách nước này phụ thuộc vào nguồn thu từ dầu thô. Để cân bằng ngân sách, họ cần giá dầu lên mốc 84 USD một thùng, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết.

Nếu giá dầu thấp, nước này buộc phải rút dần dự trữ ngoại hối, phát hành trái phiếu để vay vốn, hoặc giảm chương trình trả cổ tức của công ty dầu lửa quốc doanh khổng lồ Saudi Aramco.

H.Mĩ

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.