VASEP cho biết xuất khẩu cá tra sang Brazil trong tháng 4 đạt gần 6 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2022. Đây cũng là tháng đầu tiên kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường này tăng trưởng dương trong 4 tháng đầu năm nay.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) cho biết theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, 4 tháng đầu năm nay, thị trường này đã nhập khẩu 1,26 triệu tấn thủy sản, trị giá 5,8 tỷ USD, tăng 6% về lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.
VASEP cho biết 4 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang EU có giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng so với cùng kỳ những năm trước đó, đây cũng là con số đáng ghi nhận trong nỗ lực từng bước đưa cá tra Việt Nam trở lại đường đua sau hàng chục năm bị mờ nhạt.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái do tác động nặng nề bởi lạm phát, kinh tế suy thoái. Tuy nhiên, ngành cá tra được dự báo thiếu hụt nguồn cung trong quý III trong khi hàng tồn kho của các khách hàng đang cạn dần.
Trong khi phần lớn thế giới đang chật vật chống lại đà tăng giá cả, Trung Quốc được cho là đang đối mặt vấn đề ngược lại đó là giảm phát. Xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc chưa hồi phục trong giai đoạn giảm phát.
Thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy nhu cầu nhập khẩu thủy sản của nước này đang phục hồi mạnh mẽ sau mở cửa từ đầu năm 2023. Tuy nhiên, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này vẫn chưa hồi phục. Có những nguyên nhân từ yếu tố thị trường và cả nguyên nhân nội lực.
Doanh nghiệp thủy sản vẫn bị áp lực nặng nề vì thị trường tiêu thụ lao dốc, giá xuất khẩu sụt giảm mạnh trong khi sản xuất, chế biến trong nước bị gánh nặng chi phí sản xuất tăng cao, nhất là thức ăn, con giống và các chi phí cơ bản khác.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 106 tỷ đồng, giảm gần 37% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính do trong quý I/2022, PAN ghi nhận khoản lợi nhuận đến từ giao dịch chuyển nhượng tại nhà máy gần 74 tỷ. Nếu so sánh riêng hoạt động kinh doanh cốt lõi, PAN ghi nhận tăng trưởng 13% về lợi nhuận sau thuế.
VASEP cho rằng xuất khẩu cá tra có thể hồi phục vào quý III nhờ các chương trình giao thương, xúc tiến thương mại. Động lực chủ yếu đến từ Trung Quốc, một số nước châu Âu như Anh, Đức, Bồ Đào Nha và các thị trường Trung Đông.
Xiangtai đang tìm cách giành lấy thị phần sau khi gia nhập chuỗi cung ứng cá tra. Công ty này đã xây dựng một trang trại cá tra giống và 11 dây chuyến chế biến với công suất mỗi ngày khoảng 150 tấn.
Arab Saudi là thị trường xuất khẩu tiềm năng lớn của Việt Nam về thủy sản đặc biệt là mặt hàng cá tra trong khu vực Châu Phi, Tây Á, Nam Á. Quốc gia này cũng là thị trường có vai trò đầu tàu tại khu vực Trung Đông, quyết định lớn tới động thái nhập khẩu hàng thủy sản của các quốc gia trong khu vực.
Các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra cho biết quý III và IV có thể thiếu cá nguyên liệu cục bộ do giá cá giống quá cao và chất lượng cá giống không tốt, tỷ lệ chết nhiều. Trong khi trước đó, do tình hình thị trường khó khăn nên doanh nghiệp đã giải phóng bớt lượng hàng tồn kho giá cao để đảm bảo dòng tiền và hiện hàng chỉ còn đủ dùng đến quý II.
Bà Tô Thị Tường Lan, Phó Tổng Thư Ký VASEP cho biết việc kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản giảm sâu đã nằm trong dự báo nhưng các doanh nghiệp vẫn rất sốc. Cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản đang rất khó khăn trước tình hình hiện nay. Thậm chí có doanh nghiệp vẫn chưa ký đơn hàng cho các tháng quý II.