Trong khi xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng 40% trong lũy kế 8 tháng đầu năm 2019 thì xuất khẩu sang thị trường Mỹ giảm mạnh 52% xuống 164,6 triệu USD.
Tính từ đầu năm đến giữa tháng 8, xuất khẩu cá tra sang Malaysia tăng 25%. Trong thời gian tới, VASEP dự báo, xuất khẩu cá tra sang thị trường này tiếp tục tăng 30%.
Mặc dù giá cá tra năm 2019 liên tục giảm mạnh, Nam Việt vẫn kì vọng đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra từ đầu năm nhằm có "câu trả lời" tốt cho các nhà đầu tư.
Xuất khẩu cá tra liên tục giảm kể từ đầu năm, đặc biệt nửa đầu tháng 8 giảm tới gần 39% so với cùng kì năm ngoái. VASEP dự báo trong hai quý cuối năm, xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ nhiều khả năng tiếp tục giảm.
Để hạn chế rủi ro sau khi Trung Quốc giảm giá nhân dân tệ (NDT), và thay đổi phương thức mua bán từ biên mậu sang chính ngạch với nhiều hàng rào kỹ thuật, ngành cá tra Việt Nam (VN) phải tự "làm mới" thay đổi thật mạnh mẽ.
Với mức giá cá tra khoảng 20.000 đồng/kg, người nuôi lỗ khoảng 3.000 - 5.000 đồng/kg, đồng thời đây là mức giá thấp nhất trong 10 năm qua. Các doanh nghiệp dự báo lượng xuất khẩu sẽ hồi phục nhưng ở mức độ nào thì rất khó đoán định trướ.
GDP nông nghiệp quí II chỉ tăng hơn 1%, thấp hơn nhiều quí I cũng như cùng kì 2018. Trong khi đó, GDP thủy sản quí II tăng hơn 7%, xấp xỉ mức tăng của quí II/2018.
Riêng tháng 5, giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Đức tăng gần 145% so với cùng kì năm trước. Lũy kế 5 tháng đầu năm nay, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam xuất khẩu sang Đức đạt 14,7 triệu USD, tăng gần 75% so với cùng kì năm 2018.
Các chuyên gia nghiên cứu của Anh và Việt Nam đã được tài trợ 851.000 USD để nghiên cứu về vấn đề kháng thuốc kháng sinh trên cá tra Việt Nam, một biện pháp được hi vọng sẽ mang đến loại vacxin chống lại hai vi khuẩn gây bệnh.
100% sản phẩm cá tra, basa nhập khẩu của Nga từ Việt Nam, chủ yếu dưới dạng phile đông lạnh. Tuy nhiên, theo phản ánh của một số DN, Nga là một thị trường thất thường, hay thay đổi và chưa có tính minh bạch cao.