Hiện còn 326/449 cơ sở tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục sản xuất, chiếm 65%. Tuy nhiên, do thiếu công nhân và chia ca để phòng chống dịch bệnh nên tổng công suất chỉ khoảng 30 - 40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16.
Với những bất ổn do dịch COVID-19 nhiều doanh nghiệp phải giảm một nửa công suất hoặc thậm chí đóng cửa vì chi phí quá lớn. Ngoài ra, việc người dân không dám thả cá cho vụ, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trong năm 2022.
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế biến cá tra bị đảo lộn, thậm chí giảm công suất hoặc đóng cửa vì dịch COVID-19. Điều này khiến giá cá tra nguyên liệu đồng loạt giảm mạnh.
Những tín hiệu bất lợi đến từ thị trường Trung Quốc, EU và chi phí logistics được cho là lực cản đối với xuất khẩu cá tra từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, thị trường Mỹ bắt đầu phục hồi trở lại giúp triển vọng ngành trở nên tích cực hơn.
Trong top 10 sản phẩm thủy sản phổ biến tại Mỹ, cá tra phile đông lạnh là sản phẩm có mức tăng giá cao thứ 4, với mức tăng 35% từ mức 1,73 USD lên 2,33 USD/pound sau 6 tháng kể từ đầu năm 2021.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong tình hình xấu, dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ ASEAN, trong đó có Việt Nam thì xuất khẩu thủy sản chỉ có thể đạt tối đa khoảng 8,8 tỷ USD.
VASEP cho biết mới đây khi dịch COVID-19 bùng phát nhanh ở TP HCM và lan xuống ĐBSCL khiến việc nuôi cá, vận chuyển nguyên liệu tới nhà máy, các nhà máy chế biến cũng gặp rất nhiều khó khăn. Điều này được cho là sẽ ảnh hưởng tới giá cá tra trong thời gian tới.
Xuất khẩu cá tra của Việt Nam quý III sẽ tăng trưởng tốt do nhu cầu thế giới tăng và nguồn cung cá tra của Việt Nam ổn định. Hiện, giá cá tra nguyên liệu đồng loạt tăng 100 - 200 đồng/kg, khoảng 21.800 - 22.200 đồng/kg tùy kích cỡ.
Mặc dù giá cá tra nguyên liệu tăng mạnh trong thời gian qua nhưng hiện vẫn chỉ tương đương so với chi phí sản xuất do giá thức ăn cá tra đã liên tục tăng mạnh trong thời gian qua.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 5 ước đạt 750 triệu USD, đưa giá trị xuất khẩu thủy sản 5 tháng đầu năm 2021 đạt 3,24 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020.
Nuôi trồng cá thịt trắng đóng góp phần lớn tăng trưởng trong năm nay với mức tăng khoảng 520.000 tấn. Trong đó nổi bật là cá tra, đóng góp thêm khoảng 300.000 tấn, chủ yếu đến từ Trung Quốc và Việt Nam.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tính tới nửa đầu tháng 5/2021, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ đạt 113 triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định bức tranh xuất khẩu cá tra trong thời gian tới có sắc thái tươi sáng hay không chủ yếu phụ thuộc vào thị trường Mỹ và Trung Quốc, vì từ mức tăng trưởng âm 30% trong quý I, EU không thể trỗi dậy ngay trong quý II.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), sau khi có vắc xin phòng COVID-19 để ứng phó dịch bệnh, giao thương kinh tế của nhiều quốc gia đã khởi sắc nên việc nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam cũng tăng lên.
Sản lượng xuất khẩu cá tra đang có dấu hiệu phục hồi, song bài toàn chi phí sẽ tiếp tục tạo áp lực lên các doanh nghiệp trong ngành, theo báo cáo từ BVSC.