Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam không bị áp thuế CBPG của Mỹ, trong đó có một số doanh nghiệp xuất khẩu lớn như Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn, Công ty Cổ phần Nam Việt, Công ty Cổ phần Thủy sản Nha Trang,...
Đại dịch COVID-19 kéo dài cả năm 2020 tới hiện nay với nhiều biến chủng mới đã làm gián đoạn hoạt động thương mại thuỷ sản toàn cầu. Điều này tạo ra nhiều bất ổn trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu ở hầu hết các nhà cung cấp thủy sản lớn trên thế giới.
Tỉnh Đồng Tháp có diện tích nuôi cá tra khoảng 1.621 ha, với diện tích thu hoạch 569 ha, sản lượng thu hoạch 232.146 tấn. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, giá bán cá tra hiện thấp hơn giá thành sản xuất từ 2.000 - 3.500 đồng/kg.
Việc chính quyền Trung Quốc kiểm soát kiểm dịch COVID-19 tại các cảng, sân bay khiến việc xuất khẩu thủy sản từ các nước đến châu Á và châu Âu bị ùn ứ. Điều này còn khiến các nhà chế biến nội địa Trung Quốc lâm vào tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất và phải giảm công suất nhà máy.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các Bộ nghiên cứu các thông tin và kiến nghị của Hội nghề cá Việt Nam để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn phù hợp, kịp thời.
Trải qua hơn một tháng hoạt động trong hoàn cảnh giãn cách xã hội và phương thức hoạt động 3 tại chỗ, kết quả xuất khẩu thủy sản tháng 8 giảm sâu và dự báo tiếp tục ảm đạm trong tháng 9.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành tôm Việt Nam đã trễ nhịp so với cơ hội thị trường nhưng nếu các địa phương mau chóng có giải pháp kiểm soát dịch bệnh vào cuối tháng 8 để phục hồi sản xuất thì vẫn còn cơ hội, giá tôm tăng trở lại, nhưng muộn hơn thì coi như cơ hội năm nay trôi qua.
Tính đến hết tháng 7, tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc - Hồng Kông đạt hơn 238 triệu USD, giảm 5% so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời, có gần 45 doanh nghiệp rời bỏ thị trường này trong bối cảnh ngày càng nhiều quy định siết chặt hoạt động nhập khẩu thủy sản đông lạnh.
Với yêu cầu sản xuất chế biến 3 tại chỗ ở 19 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng bởi dịch COVID-19, chỉ có khoảng 30% doanh nghiệp có thể thực hiện theo phương thức này, với công suất sụt giảm từ 30 -70% tùy từng doanh nghiệp. Điều này khiến xuất khẩu nửa đầu tháng 8 giảm tới 41%.
Hiện còn 326/449 cơ sở tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam tiếp tục sản xuất, chiếm 65%. Tuy nhiên, do thiếu công nhân và chia ca để phòng chống dịch bệnh nên tổng công suất chỉ khoảng 30 - 40% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16.
Với những bất ổn do dịch COVID-19 nhiều doanh nghiệp phải giảm một nửa công suất hoặc thậm chí đóng cửa vì chi phí quá lớn. Ngoài ra, việc người dân không dám thả cá cho vụ, tiềm ẩn nguy cơ thiếu hụt nguyên liệu trong năm 2022.
Hoạt động sản xuất của doanh nghiệp chế biến cá tra bị đảo lộn, thậm chí giảm công suất hoặc đóng cửa vì dịch COVID-19. Điều này khiến giá cá tra nguyên liệu đồng loạt giảm mạnh.
Những tín hiệu bất lợi đến từ thị trường Trung Quốc, EU và chi phí logistics được cho là lực cản đối với xuất khẩu cá tra từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên, thị trường Mỹ bắt đầu phục hồi trở lại giúp triển vọng ngành trở nên tích cực hơn.
Trong top 10 sản phẩm thủy sản phổ biến tại Mỹ, cá tra phile đông lạnh là sản phẩm có mức tăng giá cao thứ 4, với mức tăng 35% từ mức 1,73 USD lên 2,33 USD/pound sau 6 tháng kể từ đầu năm 2021.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết trong tình hình xấu, dịch bệnh tiếp tục kéo dài và Trung Quốc tăng cường kiểm soát thủy sản đông lạnh nhập khẩu từ ASEAN, trong đó có Việt Nam thì xuất khẩu thủy sản chỉ có thể đạt tối đa khoảng 8,8 tỷ USD.