Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), khô hạn tại khu vực Tây Nguyên ảnh hưởng đến nguồn cung cà phê trong nước, cùng với đó người trồng cà phê có xu hướng hạn chế bán ra, chờ giá tăng là những yếu tố hỗ trợ giá cà phê trong nước.
Giá cà phê thời gian tới dự báo khó khởi sắc do sản lượng vụ cà phê Conilon robusta mới năm nay của Brazil, sau khi đáp ứng đủ nhu cầu trong nước được cho là dư thừa khoảng 4 - 5 triệu bao xuất khẩu, đang chảy mạnh về sàn London để đăng ký bán đấu giá.
Diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk là 204.808 ha, tăng 1.071 ha so với niên vụ trước. Tổng sản lượng ước đạt 459.785 tấn, tăng 11.975 tấn so với niên vụ 2016 - 2017.
Cục Xuất nhập khẩu lí giải nguyên nhân giá cà phê toàn cầu tháng 10 tăng so với tháng trước do đầu cơ ngắn hạn và đồng real của Brazil mạnh lên đã hỗ trợ giá tăng. Mặc dù vậy, thời gian tới đà tăng giá cà phê có thể chững lại do áp lực thu hoạch vụ mùa mới ở Việt Nam đã bắt đầu tại những vùng cà phê chín sớm.
Cục Xuất nhập khẩu dự đoán những tháng cuối năm 2018, giá cà phê duy trì ở mức thấp. Cục khuyến cáo doanh nghiệp và người trồng cà phê thận trọng dự trữ, giá cà phê có thể tiếp tục giảm khi vào vụ thu hoạch mới của Việt Nam, bắt đầu từ tháng 10.
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Cà phê Việt Nam chất lượng cao” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 để phát triển ngành cà phê có khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng cao.
Tháng 6, giá cà phê Tây Nguyên tiếp tục tăng theo xu hướng tăng của thị trường cà phê thế giới trong bối cảnh nguồn cung tại các nước sản xuất chính đang dần cạn kiệt.