Mặc dù lượng xuất khẩu giảm liên tiếp trong 4 tháng trở lại đây nhưng giá cà phê trong nước tăng mạnh, thậm chí diễn biến ngược chiều so với giá thế giới, đặc biệt là giai đoạn 7 tháng đầu năm.
Nguồn cung nội địa thắt chặt trong khi nhu cầu tiếp tục tăng cao đã đẩy giá cà phê trong nước tiến sát mức kỷ lục 50.000 đồng/kg đạt được vào năm 2011. Trong 7 tháng đầu năm nay xuất khẩu cà phê của nước ta đạt chơn 1,1 triệu tấn, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất trong 4 năm qua.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 6 tiếp tục tăng 1,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên giá cà phê giảm trở lại trong tháng 7, xuống dưới 200 US cent/pound.
Nhờ tận dụng tốt các lợi thế từ Hiệp định EVFTA và cơ hội của thị trường, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Liên minh châu Âu (EU) trong nửa đầu năm nay đã có sự khởi sắc trở lại sau nhiều năm liền sụt giảm với kim ngạch đạt kỷ lục 900 triệu USD, tăng 75% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo chuyên gia Nguyễn Quang Bình cơ hội cho giá cà phê nội địa lên 45 triệu đồng/tấn (tương đương 45.000 đồng/kg) là có thể xảy nhưng không phải do giá trên sàn London tăng mà nhờ VND trượt giá so với USD.
Trái ngược với giá thế giới, giá cà phê robusta nội địa cuối tháng 6 tăng mạnh so với cuối tháng 5. Tính chung trong quý II, giá cà phê trong nước tăng khoảng 8%.
Theo ICO, trong tháng 6 chỉ số giá cà phê toàn cầu tăng 4,5% so với tháng trước nhưng xu hướng giảm đã quay trở lại vào cuối tháng. Trong khi đó, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu bật tăng mạnh 10,7% lên mức 9,8 triệu bao.
Ngày 28/6, giá cà phê robusta tại thị trường nội địa tăng mạnh từ 900 – 1.000 đồng/kg (tùy khu vực) so với ngày 28/5, lên mức cao nhất 42.900 đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk; mức thấp nhất là 42.400 đồng/kg tỉnh Lâm Đồng.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ tăng 7,8 triệu bao so với niên vụ trước, chủ yếu là nhờ sự phục hồi sản xuất tại Brazil và gia tăng tại Indonesia. Tuy nhiên, sản lượng của Việt Nam được dự báo sẽ giảm trong vụ tới.
Thị trường cà phê Việt Nam trong tháng 5 sôi động hơn khi xuất khẩu "bùng nổ" trong bối cảnh nhu cầu phục hồi mạnh mẽ trở lại sau đại dịch COVID-19 trong khi nguồn cung toàn cầu thắt chặt do mất mùa và ách tắc chuỗi cung ứng tại một số nước sản xuất lớn như Brazil hay Colombia.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định đà phục hồi giá cà phê thế giới là không chắc chắn. Xu hướng tổng thể của thị trường có nhiều biến động do vẫn chịu ảnh hưởng bởi nút thắt trong chuỗi cung ứng cà phê chưa được giải quyết, trong khi nền kinh tế toàn cầu đối diện với nhiều rủi ro và thách thức.
Giá cà phê thế giới và trong nước quay trở lại đà tăng nhờ tín hiệu tích cực từ Trung Quốc khi nước này dần mở cửa trở lại. Bên cạnh đó, nguồn cung hạn chế cũng góp phần thúc đẩy đà tăng.
Theo các chuyên gia, một số nhóm ngành được kỳ vọng thu hút dòng tiền đầu tư thời gian tới kể đến tiêu dùng, bán lẻ, ngân hàng, công nghệ thông tin, đầu tư công…