|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 4/3: Tăng mạnh trên diện rộng khu vực Tây Nguyên

10:46 | 04/03/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tăng tiếp tục tăng mạnh 700 đồng/kg trên diện rộng. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 32.0 00 - 32.500 đồng/kg.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên tăng tiếp tục tăng mạnh 700 đồng/kg trên diện rộng. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 32.0 00 - 32.500 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Kon Tum theo tintaynguyen.com.

Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM tăng 700 đồng/kg lên 33.800 đồng/kg.

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua

 

VNĐ/kg
LÂM ĐỒNG 
— Lâm Hà  ROBUSTA32.000
— Bảo Lộc  ROBUSTA32.000
— Di Linh  ROBUSTA31.900
ĐẮK LẮK 
— Cư M'gar  ROBUSTA32.500
— Ea H'leo  ROBUSTA32.300
— Buôn Hồ  ROBUSTA32.300
GIA LAI 
— Pleiku  ROBUSTA32.300
— Chư Prông  ROBUSTA32.200
— Ia Grai  ROBUSTA32.300
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa  ROBUSTA32.300
— Đắk R'lấp  ROBUSTA32.200
KON TUM 
— Đắk Hà  ROBUSTA32.500
HỒ CHÍ MINH 
— R133.800

Giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2020 tăng 3% lên 1.332 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao tháng 3/2020 tăng 4,8% lên 120,5 UScent/pound. 

Theo Channelnewsasia (CNA), nhiều chuyên gia nhận định nông dân trồng cà phê hiện đang là nhóm đối tượng bị tổn hại và sau cùng, tác hại của biến đổi khí hậu sẽ lan đến người tiêu dùng.

Trên khắp khu vực châu Á, nông dân trồng cà phê đang phải đối mặt với điều kiện canh tác khắc nghiệt nhất từ trước đến nay. Dù vậy, kịch bản tồi tệ hơn sắp xảy ra.

Tại Việt Nam - nước sản xuất cà phê lớn nhất châu Á, ngày càng có ít khu vực phù hợp cho hoạt động canh tác cà phê và tình trạng thiếu nước sẽ trở nên phổ biến hơn.

Tại Indonesia, sản lượng cà phê đã giảm sút và chất lượng được dự báo cũng sẽ đi xuống trong vài năm tới.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên và miền Nam tăng 500 - 1.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 37.500 - 40.000 đồng/kg. Trong đó, giá tiêu cao nhất ghi nhận tại Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất tại Gia Lai, Đồng Nai, theo tintaynguyen.com.

Mức tăng phổ biến là 500 đồng/kg ở hầu hết các tỉnh. Duy nhất tỉnh Gia Lai ghi nhận mức tăng 1.000 đồng/kg lên 38.000 đồng/kg.

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua

 

Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo38.500
GIA LAI 
— Chư Sê38.000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa38.500
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Giá trung bình40.000
BÌNH PHƯỚC 
— Giá trung bình39.000
ĐỒNG NAI 
— Giá trung bình37.500

Brazil là nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 2 thế giới trong năm 2019, sản lượng sản xuất đạt 67.000 tấn, trong đó sản lượng hạt tiêu đen đạt 64.000 tấn, hạt tiêu trắng đạt 3.000 tấn. 

So với năm 2018, sản lượng hạt tiêu của Brazil năm 2019 giảm. Nguyên nhân là do một số vườn trồng hạt tiêu của nước này đã già cỗi, trong khi diện tích mới trồng hạt tiêu trắng chưa cho thu hoạch. Indonesia là nước sản xuất hạt tiêu lớn thứ 3 thế giới trong năm 2019, sản lượng đạt 65.000 tấn. 

Trong đó, sản lượng hạt tiêu đen đạt 25.000 tấn, hạt tiêu trắng đạt 40.000 tấn. Năm 2019, sản lượng hạt tiêu của Indonesia giảm so với năm 2018 do nhiều vườn trồng hạt tiêu ở khu vực trồng chính không đầu tư chăm sóc khi giá giảm thấp. 

Bên cạnh đó, sản lượng hạt tiêu của Ấn Độ cũng giảm so với năm 2018 do sản xuất ở nhiều nông trường thuộc bang Kerala bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt diễn ra vào tháng 8/2019. Bệnh nấm gây hại cho cây hạt tiêu cũng ảnh hưởng đến sản lượng cây trồng này. 

Cập nhật giá cao su

Trên  Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 3/2020 lúc 10h45 ngày 4/3 (giờ địa phương) giảm 2,3% xuống 170,5 yen/kg.

Theo một số chuyên gia tại hãng Sara Traders tại thành phố Kottaya, bang Kerala, Ấn Độ, nguồn cung cao su tại Ấn Độ tương đối thấp so với mọi năm do điều kiện thời tiết tại vùng nguyên liệu Kerala không thuận lợi. 

Thông thường, mùa thu hoạch mủ cao su diễn ra từ tháng 10 đến tháng 3 sang năm. Tuy nhiên, mùa lấy mủ cao su niên vụ 2019 - 2020 kết thúc vào tháng 02/2020, do thời tiết nắng nóng kéo dài. Trong khi nhập khẩu cao su của Ấn Độ cũng giảm, khiến nguồn cung cao su nội địa gặp khó khăn. 

Theo một số nhà phân tích tại J K Tyres, ngành sản xuất lốp ô tô của Ấn Độ đang thiếu nguồn cung cao su tự nhiên, khi mà ngành sản xuất ô tô đang có dấu hiệu phục hồi. 

Theo báo cáo của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC), năm 2019, sản lượng và nhu cầu cao su tự nhiên thế giới đều giảm so với năm 2018. 

Theo ANRPC, sản lượng cao su tự nhiên thế giới năm 2019 giảm 0,7%, xuống còn 13,8 triệu tấn do hơn 480 nghìn ha cao su bị bệnh nấm. Lượng tiêu thụ cao su tự nhiên năm 2019 cũng giảm 1% so với năm 2018, xuống còn 13,7 triệu tấn. 

H.Mĩ