Giá cà phê hôm nay 30/5: Bất ngờ tăng mạnh 800 đồng/kg, giá tiêu 'lặng sóng' nhiều ngày liên tiếp
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay tăng ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên, với mức tăng phổ biến là 800 đồng/kg, lên mức 32.000 - 32.700 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất tại Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng, theo tintaynguyen.com.
Giá cà phê quanh cảng TP HCM tăng 40 USD/tấn lên 1.367 USD/tấn.
Giá cà phê trong nước
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi | |||
---|---|---|---|---|---|
FOB (HCM) | 1,367 | Trừ lùi: -45 | |||
Đắk Lăk | 32,700 | +800 | |||
Lâm Đồng | 32,000 | +800 | |||
Gia Lai | 32,700 | +800 | |||
Đắk Nông | 32,500 | +800 | |||
Hồ tiêu | 44,000 | 0 | |||
Tỷ giá USD/VND | 23,335 | 0 | |||
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Ở thị trường thế giới, kết phiên giao dịch hôm 29/5, giá cà phê robusta giao trong tháng 7 tăng 2,9 lên 1.413 USD/tấn, giá cà phê arabica tăng 4% lên 100,1 UScent/pound.
Cục Xuất nhâp khẩu cho biết theo số liệu thống kê từ Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu cà phê của Trung Quốc quý I/2019 đạt 14.294 tấn, trị giá 56,64 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 14,7% về trị giá so với quý IV/2018; tăng 17,6% về lượng, nhưng giảm 29,4% về trị giá so với quý I/2018.
Giá nhập khẩu bình quân cà phê của Trung Quốc trong quý I/2019 ở mức 3,96 USD/kg, giảm 2,4% so với quý IV/2018 và giảm 40% so với quý I/2018. Trong đó: Giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Việt Nam ở mức 1,61 USD/kg trong quý I/2019, giảm 28,4% so quý IV/2018 và giảm 75,2% so với quý I/2018.
Quý I/2019, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Trung Quốc từ Bra-xin đạt mức 3,04 USD/kg, tăng 2,2% so với quý IV/2018, nhưng giảm 3,5% so với quý I/2018.
Tương tự, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Trung Quốc từ Cô-lôm-bia trong quý I/2019 đạt mức 3,64 USD/kg, tăng 7,4% so với quý IV/2018, nhưng giảm 7,8% so với quý I/2018. Đáng chú ý, giá nhập khẩu bình quân cà phê của Trung Quốc từ Indonesia và Hoa Kỳ trong quý I/2019 tăng 1,2% và 3,8% so với quý IV/2018, tăng 11,7% và 3,9% so với quý I/2018 , đạt lần lượt 3,80 USD/kg và 10,22 USD/kg.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Trung Quốc trong quý I/2019, đạt 5,1 nghìn tấn, trị giá 8,3 triệu USD, giảm 10,8% về lượng và giảm 36,2% về trị giá so với quý IV/2018, giảm 75,7% về lượng và giảm 75,2% về trị giá so với quý I/2018. Thị phần cà phê Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu Trung Quốc giảm từ 42,4% trong quý I/2018, xuống còn 36,1% trong quý I/2019.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục đi ngang, dao động trong khoảng 43.000 - 45.000 đồng/kg, theo dữ liệu từ tintaynguyen.com.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 44,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 43,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 44,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 45,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 44,000 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 43,000 |
Theo thống kê của Cục Bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết năm 2018, diện tích hạt tiêu toàn vùng Tây Nguyên là hơn 89.000 ha, thấp hơn năm 2017 khoảng 3.000 ha.
Trong đó hạt tiêu tập trung chủ yếu ở tỉnh Gia Lai gần 16.300 ha, Đắk Nông hơn 34.000 ha và Đắk Lắk hơn 36.600 ha. Trong 20 ngày đầu tháng 5, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước ổn định hoặc giảm so với tháng 4, tùy từng địa phương. Ngày 20/5, giá hạt tiêu tại thị trường trong nước ở mức thấp nhất là 43.000 đ/kg tại Chư Sê và Đồng Nai; cao nhất 45.000 đ/kg tại tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 11h25 ngày 30/5 (giờ địa phương) tăng 1,2% lên 197,7 yen/kg.
Sản lượng cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 3 giảm 16,2% so với tháng 2/2019, xuống còn 49.465 tấn, nhưng tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2018. Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 3 đạt 53.265 tấn, tăng 29,6% so với tháng 2/2019, nhưng giảm 7,6% so với cùng kỳ năm 2018, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc (chiếm 43,2%), Đức (chiếm 12%), Phần Lan (chiếm 7,8%), Hoa Kỳ (chiếm 4,8%) và Thổ Nhĩ Kỳ (chiếm 4%).
Tháng 3, Malaysia nhập khẩu 101.646 tấn cao su tự nhiên, tăng 27% so với tháng 2/2019 và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2018. Tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 3 tăng 9,1% so với tháng 2/2019, lên 43.770 tấn, nhưng giảm 4,2% so với cùng kỳ năm 2018.
Cao su tự nhiên của Malaysia được sử dụng chủ yếu trong ngành công nghiệp găng tay cao su với mức tiêu thụ 32.848 tấn, chiếm 75% tổng lượng tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia. Dự trữ cao su thô tại Malaysia tính đến cuối tháng 3 ở mức 201.792 tấn, giảm 6% so với tháng 2/2019 và giảm 28,4% so với cùng kỳ năm 2018.