Giá cà phê hôm nay 29/6: Ổn định đầu tuần, giá tiêu tăng lên 1.000 đồng/kg
Giá cà phê trong nước
Ghi nhận sáng nay từ trang tintaynguyen.com giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam không thay đổi so với cuối tuần trước , mức giá dao động từ 29.900 – 32.000 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) đứng yên giá 30.000 đồng/kg, Di Linh còn 29.900 đồng/kg.
Giá cà phê tại Ea H'leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) không thay đổi so với cuối tuần trước 30.600 đồng/kg và Cư M'gar có giá 30.700 đồng/kg. Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai (Pleiku và Ia Grai) tương tự như thế 30.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại Đắk Nông không thay đổi ở Gia Nghĩa, Đắk R'lấp có giá 30.300 đồng/kg và 30.400 đồng/kg, Kon Tum có giá 30.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại cảng TP HCM đang bán với giá 32.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG | |
— Lâm Hà ROBUSTA | 30.000 |
— Bảo Lộc ROBUSTA | 30.000 |
— Di Linh ROBUSTA | 29.900 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar ROBUSTA | 30.700 |
— Ea H'leo ROBUSTA | 30.600 |
— Buôn Hồ ROBUSTA | 30.600 |
GIA LAI | |
— Pleiku ROBUSTA | 30.400 |
— Chư Prông ROBUSTA | 30.300 |
— Ia Grai ROBUSTA | 30.400 |
ĐẮK NÔNG | |
— Đắk R'lấp ROBUSTA | 30.300 |
— Gia Nghĩa ROBUSTA | 30.400 |
KON TUM | |
— Đắk Hà ROBUSTA | 30.400 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 32.000 |
Tại thị trường thế giới tiếp tục giảm, giá cà phê robusta tại London giao tháng 9/2020 giảm 0,09% giao dịch xuống mức 1.153 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2020 tăng 0,89% giao dịch lên mức 96,65 US cent/pound.
Giá cà phê trái chiều sau ngày thông báo đầu tiên (FND), giá cà phê tại thị trường London có sự điều chỉnh, các nhà đầu tư ép giá bán cà phê robusta từ Brazil đây là thị trường đáng lo ngại, khi kinh tế khu vực Eurozone đang có dấu hiệu khởi sắc giúp thị trường kỳ vọng nhiều hơn.
Báo cáo Cam kết Thương nhân (CFTC) mới nhất từ thị trường cà phê arabica ở New York cho biết, tính đến thứ Ba ngày 09/6, bộ phận đầu cơ phi thương mại đã tăng giá bán ròng ngắn hạn thêm 56,67% đăng ký bán ròng lên 17.489 lô, tương đương 4.958.054 bao và rất có thể đã được tăng thêm sau giai đoạn thương mại nói chung có phần suy yếu hơn trở lại.
Cập nhật giá hồ tiêu
Trong sáng nay theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu nguyên liệu thu mua tại Tây Nguyên và miền Nam đồng loạt tăng 1.000 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Trong đó, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông tăng lên 1.000 đồng/kg có giá 48.500 đồng/kg. Tại Gia Lai tăng lên ở mức 47.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay lên 50.000 đ/kg ,địa phương có giá cao nhất toàn miền.
Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay đang ở mức 47.000 đ/kg, đây là địa phương có giá thấp nhất toàn miền, Bình Phức tăng lên 1.000 đồng/kg có giá 48.500 đồng/kg.
Giá tiêu trung bình hiện lên tới 47.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 48.500 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 47.000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 48.500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Giá trung bình | 50.000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Giá trung bình | 48.500 |
ĐỒNG NAI | |
— Giá trung bình | 47.000 |
Thống kê của Cơ quan Hải quan Nga, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong quý I/2020 đạt 2.220 tấn, trị giá 5,18 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và tăng 18,8% về trị giá so với cùng kì năm 2019.
Giá tiêu nhập khẩu bình quân của Nga trong quý I/2020 đạt mức 2.333 USD/ tấn, giảm 20,3% so với quý I/2019.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giá cao su ngày (29/6) lúc 9h20 giao kì hạn tháng 7/2020 giảm 0,9 yen/kg, giao dịch xuống 140,6 yen/kg.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 9.860 nhân dân tệ/tấn giảm 340 nhân dân tệ (xuống 3,33%) cập nhật 9h20 ngày (29/6).
Tháng 5/2020, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt 74,87 nghìn tấn, trị giá 89,98 triệu USD, tăng 77,4% về lượng và tăng 67,7% về trị giá so với tháng 4/2020; nhưng giảm 3,1% về lượng và giảm 19,3% về trị giá so với tháng 5/2019, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, lượng cao su xuất khẩu sang hầu hết các thị trường lớn đều giảm so với cùng kỳ năm 2019, trừ xuất khẩu sang Nhật Bản, Phần Lan tăng.