Giá cà phê hôm nay 28/12: Tiếp tục chững giá, thấp nhất là 32.400 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 29/12
Theo trang tintaynguyen.com, giá cà phê hôm nay duy trì giao dịch trong khoảng từ 32.400 - 34.500 đồng/kg.
Các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông tiếp tục ghi nhận khoảng giá từ 32.400 - 33.100 đồng/kg. Tương tự, TP HCM cũng ổn định tại ngưỡng 34.500 đồng/kg.
Riêng tại Kon Tum, cà phê được thu mua với mức 32.600 đồng/kg, giảm nhẹ 100 đồng/kg so với cuối tuần trước.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG |
|
— Bảo Lộc ROBUSTA | 32.500 |
— Di Linh ROBUSTA | 32.400 |
— Lâm Hà ROBUSTA | 32.500 |
ĐẮK LẮK |
|
— Cư M'gar ROBUSTA | 33.100 |
— Ea H'leo ROBUSTA | 32.900 |
— Buôn Hồ ROBUSTA | 32.900 |
GIA LAI |
|
— Pleiku ROBUSTA | 32.800 |
— Ia Grai ROBUSTA | 32.800 |
— Chư Prông ROBUSTA | 32.700 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Đắk R'lấp ROBUSTA | 32.700 |
— Gia Nghĩa ROBUSTA | 32.800 |
KON TUM |
|
— Đắk Hà ROBUSTA | 32.600 |
HỒ CHÍ MINH |
|
— R1 | 34.500 |
Trên thị trường thế giới, giá cà phê đi ngang sau khi đã tăng vào cuối tuần trước. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 1/2021 ghi nhận ngưỡng 1.369 USD/tấn sau khi tăng 0,74% (tương đương 10 USD) trước đó.
Giá cà phê arabica giao tháng 12/2020 tại New York duy trì tại mốc 125,95 US cent/pound, tăng 1,12% (tương đương 1,40 US cent) trong phiên giao dịch tuần trước, tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến việc tiêu thụ cà phê, đặc biệt là ở các thị trường xuất khẩu.
Không những thế, đại dịch đã gây ra một sự cản trở khá lớn đối với doanh số bán cà phê tại các cửa hàng trên toàn thế giới.
Thời gian gần đây, thị trường cà phê toàn cầu chứng kiến xu hướng đi lên. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo về một đợt tăng giá lịch sử đang đến gần.
Theo đó, thời tiết thuận lợi và nhu cầu dự kiến sẽ phục hồi vào năm 2021 sẽ là chất xúc tác quan trọng cho việc tăng giá cà phê, Forbes đưa tin.
Cập nhật giá hồ tiêu
Từ trang tintaynguyen.com, giá tiêu hôm nay giảm nhẹ 500 đồng/kg. Cụ thể là tại tỉnh Gia Lai với mức ghi nhận là 52.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không xuất hiện điều chỉnh mới trong hôm nay, giao dịch ổn định quanh ngưỡng 53.000 đồng/kg.
Trong đó, mốc giá cao nhất là 54.000 đồng/kg có mặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK |
|
— Ea H'leo | 53.000 |
GIA LAI |
|
— Chư Sê | 52.000 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Gia Nghĩa | 53.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
— Giá trung bình | 54.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
— Giá trung bình | 53.500 |
ĐỒNG NAI |
|
— Giá trung bình | 52.000 |
Giữa tháng 12/2020, giá hạt tiêu xuất khẩu ổn định tại thị trường Brazil và Malaysia, theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu.
Tại Brazil, so với ngày 10/12/2020, giá hạt tiêu đen xuất khẩu ngày 18/12/2020 ổn định ở mức 2.800 USD/tấn.
Tại cảng Kuching của Malaysia, ngày 18/12/2020, giá hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng xuất khẩu lần lượt ổn định ở mức 3.675 USD/tấn và 4.900 USD/tấn.
Dự báo thị trường hạt tiêu sẽ diễn ra sôi động trong thời gian tới. Nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu vào mùa đông và cuối năm đã tác động tích cực lên thị trường.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kì hạn tháng 12/2020 tiếp tục ghi nhận ngưỡng 292,0 yen/kg, tăng 6,16% (tương đương 18 yen/kg) vào cuối tuần trước, tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h (giờ Việt Nam).
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 1/2021 duy trì tại mức 13.945 nhân dân tệ/tấn, giảm 0,21% (tương đương 30 nhân dân tệ) trong giao dịch trước đó.
Hiệp hội Công nghiệp Cao su Toàn Ấn Độ (AIRIA) đã kêu gọi hợp lí hóa cơ cấu thuế cho mặt hàng cao su. Hiệp hội cho rằng, cơ cấu thuế ngược đang tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp địa phương.
Cơ quan quản lí ngành lưu ý rằng, nhập khẩu nguyên liệu thô như cao su thiên nhiên và mủ cao su phải chịu mức thuế nhập khẩu cao tới 70%. Trong khi đó, cao su thành phẩm ghi nhận mức thuế thấp hơn nhiều.
AIRIA cũng nói thêm rằng, chính phủ nên xem xét cung cấp hỗ trợ đầy đủ thiết bị cho các nhà sản xuất để tăng cường nội địa hóa trong lĩnh vực cao su của Ấn Độ, theo The Statesman.