|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 27/4: Khu vực Tây Nguyên tiếp đà giảm 200 đồng/kg

06:57 | 27/04/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (27/4) tiếp tục đi xuống với mức điều chỉnh là 200 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Trong phiên sáng nay, giá cà phê robusta và arabica kỳ hạn đều biến động không quá 0,5%.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 28/4  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 8h30, giá cà phê tiếp tục giảm 200 đồng/kg tại nhiều địa phương.

Hiện tại, các tỉnh trọng điểm đang ghi nhận giá cà phê trong khoảng 39.900 - 40.500 đồng/kg.

Trong đó, mức thấp nhất có mặt tại tỉnh Lâm Đồng và cao nhất được chứng kiến tại tỉnh Đắk Lắk.

Sau biến động, giá thu mua tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cùng quay về mức 40.400 đồng/kg.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.109

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

40.500

-200

Lâm Đồng

39.900

-200

Gia Lai

40.400

-200

Đắk Nông

40.400

-200

Tỷ giá USD/VND

22.840

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê biến động không đồng nhất. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 5/2022 được ghi nhận tại mức 2.034 USD/tấn sau khi giảm 0,34% (tương đương 7 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 5/2022 tại New York đạt mức 221,40 US cent/pound, tăng 0,27% (tương đương 0,6 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h55 (giờ Việt Nam).

Giữa tháng 4/2022, giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi trở lại do nhu cầu tiêu thụ cà phê tại nhà tăng. Tuy nhiên, lo ngại rủi ro vẫn còn cao, giá cà phê robusta giao kỳ hạn chỉ phục hồi nhẹ, thậm chí kỳ hạn tháng 5/2022 giảm.

Đối với cà phê arabica, giá tiếp tục giảm. Xung đột vũ trang ở Đông Âu đã đẩy giá vàng, dầu thô tăng mạnh. Bên cạnh đó, đồng real Brazil suy yếu trở lại, thúc đẩy người trồng mạnh tay bán ra. Điều này tác động tiêu cực lên giá cà phê arabica.

Ảnh: The Awesomer

Giá cà phê robusta có xu hướng phục hồi trở lại, song sẽ không bền vững. Lo ngại lạm phát vượt mức và rủi ro tăng cao khi xung đột vũ trang Nga và Ukraine có thể kéo lùi đà tăng trưởng kinh tế thế giới do các chính sách cấm vận của phương Tây.

Trong khi đó, số ca lây nhiễm COVID-19 ở mức cao và các ngân hàng trung ương lớn đang xem xét để thắt chặt các biện pháp kích thích kinh tế và nâng cao lãi suất cơ bản tại các phiên họp chính sách sắp tới, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).

Thảo Vy