|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 25/6: Duy trì đà giảm, giá kỳ hạn biến động hơn 2%

06:47 | 25/06/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (25/6) tiếp đà đi xuống tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Theo ghi nhận trong phiên sáng nay, giá cà phê arabica và robusta kỳ hạn trên thị trường thế giới có mức tăng hơn 2%.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 26/6

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h, giá cà phê giảm 300 đồng/kg so với hôm qua.

Trong đó, tỉnh Lâm Đồng đang là địa phương ghi nhận mức giá thấp nhất với 42.500 đồng/kg. Mức cao nhất là 43.000 đồng/kg hiện có mặt tại tỉnh Đắk Lắk.

Tương tự, giá thu mua tại hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông cũng được điều chỉnh về mức 42.900 đồng/kg trong hôm nay.

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.082

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

43.000

-300

Lâm Đồng

42.500

-300

Gia Lai

42.900

-300

Đắk Nông

42.900

-300

Tỷ giá USD/VND

23.110

0

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục giảm. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.027 USD/tấn sau khi giảm 2,03% (tương đương 42 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 226,6 US cent/pound, giảm 2,52% (tương đương 5,85 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h45 (giờ Việt Nam).

Theo Tổ chức Cà phê Quốc (ICO), các lô cà phê hàng xuất khẩu của Ấn Độ tăng 7,8% lên 0,6 triệu bao vào tháng 4 và tăng 36,5% lên 4,23 triệu bao trong 7 tháng đầu vụ 2021 - 2022.

Tương tự, xuất khẩu cà phê từ Indonesia tăng 13,6% lên 0,5 triệu bao vào tháng 4 và tăng 17,0% lên 4,9 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại.

Xuất khẩu của Indonesia tăng mạnh là nhờ lượng cà phê hòa tan được vận chuyển ra nước ngoài tăng lên 1,6 triệu bao trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại so với chỉ 1,1 triệu bao của cùng kỳ. 

Trong khi đó, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Phi giảm 10,1% trong tháng 4, xuống mức 1,1 triệu bao. Trong 7 tháng đầu năm cà phê hiện tại, xuất khẩu của khu vực này đã giảm xuống 7,3 triệu bao từ mức 7,5 triệu bao của cùng kỳ.

Ảnh: Thảo Vy

Uganda là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu của khu vực này giảm mạnh do hạn hán ở một số vùng trồng cà phê của Uganda khiến sản lượng sụt giảm.

Cụ thể, xuất khẩu của Uganda đã giảm 24,1% xuống 0,4 triệu bao trong tháng 4. Qua đó, đưa xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại giảm xuống còn 3,3 triệu bao từ mức 3,4 triệu bao của cùng kỳ.

Ngoài ra, xuất khẩu của Ethiopia tăng mạnh 24,2% trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại trong khi Tanzania tăng nhẹ 0,1%.

Còn tại khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu của khu vực này trong tháng 4 đã tăng 0,8% lên 2,1 triệu bao và lũy kế trong 7 tháng tăng 4,7%, đạt tổng cộng 8,6 triệu bao.

Trong tháng 4, xuất khẩu của Costa Rica và Mexico giảm lần lượt là 33% và 12,3%, trái lại Guatemala và Nicaragua tăng lần lượt là 4,7% và 22%.

Honduras - nhà xuất khẩu lớn nhất trong khu vực, đã xuất khẩu gần 0,8 triệu bao trong tháng 4, đưa xuất khẩu của nước này trong 7 tháng đầu niên vụ hiện tại lên gần 3 triệu bao, tăng 1,1% so với cùng kỳ vụ trước.

Thảo Vy