Giá cà phê hôm nay 25/9: Đồng loạt đi ngang, giá hồ tiêu giảm 1.000 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 26/9
Theo trang tintaynguyen.com, giá cà phê hôm nay không ghi nhận sự thay đổi ở hầu hết các địa phương.
Các tỉnh Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Nông và Kon Tum vẫn giữ mức giao dịch trong khoảng từ 31.600 - 32.000 đồng/kg. Tiếp đến là tỉnh Đắk Lắk với giá thu mua từ 32.200 - 32.400 đồng/kg.
Giá cà phê tại TP Hồ Chí Minh tiếp tục neo tại mốc cao nhất là 33.500 đồng/kg. Hiện tại, cà phê được giao dịch tại mức trung bình là 32.000 đồng/kg trên toàn quốc.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua VNĐ/kg |
LÂM ĐỒNG |
|
— Bảo Lộc ROBUSTA | 31.700 |
— Di Linh ROBUSTA | 31.600 |
— Lâm Hà ROBUSTA | 31.700 |
ĐẮK LẮK |
|
— Cư M'gar ROBUSTA | 32.400 |
— Ea H'leo ROBUSTA | 32.200 |
— Buôn Hồ ROBUSTA | 32.200 |
GIA LAI |
|
— Pleiku ROBUSTA | 32.000 |
— Ia Grai ROBUSTA | 32.000 |
— Chư Prông ROBUSTA | 31.900 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Đắk R'lấp ROBUSTA | 31.900 |
— Gia Nghĩa ROBUSTA | 32.000 |
KON TUM |
|
— Đắk Hà ROBUSTA | 31.800 |
HỒ CHÍ MINH |
|
— R1 | 33.500 |
Tại thị trường thế giới, giá cà phê điều chỉnh tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 11/2020 tăng 0,37% (tương đương 5 USD), đạt mức 1.354 USD/tấn.
Tại New York, giá cà phê arabica tháng 12/2020 cũng tăng lên 0,32% (tương đương 0,35 US cent), giao dịch lên mốc 110,85 US cent/pound.
Tại Indonesia, phí bảo hiểm hạt cà phê robusta Sumatra giao tháng 11/2020 của tỉnh Lampung đã tăng từ 160 USD vào tuần trước lên khoảng 190 - 200 USD tính đến ngày 24/9.
Trước đó, phí bảo hiểm này đã tăng 50 USD lên mức 100 USD cho cùng hợp đồng cà phê giao tháng 11/2020, theo trang Reuters.
Một thương nhân tại Indonesia chia sẻ: “Việc tăng phí bảo hiểm là để bù đắp cho việc giá cà phê đang giảm mạnh trên toàn cầu. Tại thị trường nội địa, các nhà xuất khẩu vẫn thu mua cà phê với giá như tuần trước”.
Thương nhân trên cũng cho biết thêm, hiện nguồn cung và lượng giao dịch cà phê tại Indonesia vẫn đang ở mức cao bất chấp giá cà phê trên thị trường thế giới đang lao dốc.
Cập nhật giá hồ tiêu
Từ trang tintaynguyen.com, giá hồ tiêu hôm nay điều chỉnh giảm từ 300 - 1.000 đồng/kg ở rải rác một số địa phương.
Trong đó, Gia Lai giảm 300 đồng/kg xuống còn 48.200 đồng/kg, Đồng Nai giảm 1.000 đồng/kg ghi nhận mốc 48.000 đồng/kg.
Các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bình Phước không có sự điều chỉnh mới so với hôm qua, dao động trong khoảng từ 49.500 - 51.000 đồng/kg. Mức thu mua cao nhất là 51.000 đồng/kg thuộc về Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giá tiêu hôm nay trung bình hiện vẫn duy trì ở ngưỡng 49.000 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK |
|
— Ea H'leo | 49.500 |
GIA LAI |
|
— Chư Sê | 48.200 |
ĐẮK NÔNG |
|
— Gia Nghĩa | 49.500 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU |
|
— Giá trung bình | 51.000 |
BÌNH PHƯỚC |
|
— Giá trung bình | 50.000 |
ĐỒNG NAI |
|
— Giá trung bình | 48.000 |
Việc nhà sản xuất hồ tiêu lớn thứ hai thế giới Brazil từ chối tham gia Cộng đồng Hồ tiêu Quốc tế (IPC) là một trong những yếu tố dẫn đến giá hạt tiêu thấp như hiện nay.
Malaysia hiện đang tham khảo ý kiến các nước thành viên thuộc IPC về việc điều tiết sản xuất nhằm tăng giá hồ tiêu trên thị trường toàn cầu, theo The Borneo Post.
Ông Willie Mongin, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp và Hàng hóa Malaysia cho biết, Malaysia hiện có 30.000 hộ trồng tiêu nhỏ lẻ với diện tích canh tác 7.000 ha. Vào năm ngoái, sản lượng sản xuất đạt 34.000 tấn, trong đó bang Sarawak chiếm đến 98% tổng sản lượng.
Ông nói thêm, sản lượng hồ tiêu mà các nông hộ nhỏ đã sản xuất trong năm nay tính đến thời điểm hiện tại là 30.000 tấn so với mục tiêu 40.000 tấn mà Bộ Công nghiệp và Hàng hoá Malaysia đã đặt ra cho hết năm 2020.
Cập nhật giá cao su
Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kì hạn tháng 9/2020 khảo sát lúc 7h10 ngày 25/9 tăng 6,81 % (tương đương 13,9 yen/kg), giao dịch ở mức 217,9 yen/kg.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 9/2020 vẫn giữ nguyên mức giá là 11.510 nhân dân tệ/tấn của giao dịch trước đó, cập nhật lúc 7h10 ngày 25/9.
Ông Piyush Goyal, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết, canh tác cao su tự nhiên ở Ấn Độ đang trải qua giai đoạn đầy thách thức do giá thấp kéo dài và sản xuất trong nước không thể đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp tiêu dùng.
Thông qua Facebook Live của Hội đồng Cao su liên quan đến việc phát động Chiến dịch 2020, ông đã gửi thông điệp đến những người trồng cao su nhằm thúc đẩy việc tự khai thác và cạo mủ tần suất thấp.
Bộ trưởng cho biết thêm, thách thức do nguồn cung cao su thiên nhiên với giá thấp trên thị trường quốc tế có thể được giải quyết bằng cách nâng cao năng suất trong các đồn điền và hạ giá thành sản phẩm, theo The Hindu Business Line.