Giá cà phê hôm nay 25/6: Tăng nhẹ trở lại toàn khu vực Tây Nguyên
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay quay tăng nhẹ trở lại 200 đồng/kg ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.200 - 33.400 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại tỉnh Đắk Lắk và thấp nhất tại Lâm Đồng, theo giacaphe.com.
Giá cà phê quanh cảng TP HCM tăng 5 USD lên 1.377 USD/tấn.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 46,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 45,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 46,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 47,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 46,500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 44,500 |
Kết phiên giao dịch hôm 21/6, giá cà phê giao trong tháng 7 tăng 0,7% lên mức 1.391 USD/tấn. Giá cà phê arabica giao trong tháng 7 tăng 2,5% lên 102,4 USCent/pound.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết trong 10 ngày giữa tháng 6, giá cà phê trong nước giảm theo xu hướng giá thế giới. So với ngày 10/6, giá cà phê Robusta nhân xô trong nước giảm từ 2,7 - 4,6%, so với ngày 31/5 giảm từ 3,6-5,8%.
Cụ thể, ngày 20/6, giá cà phê nhân xô thấp nhất là 30.900 đ/kg tại huyện Di Linh và Lâm Hà tỉnh Lâm Đồng; cao nhất là 32.200 đ/kg tại huyện Đắk Hà tỉnh Kon Tum. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, cà phê Robusta loại R1 giảm 3,2% so với ngày 10/6 và giảm 4,1% so với ngày 31/5, xuống còn 33.100 đ/kg.
Theo thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu tháng 6 đạt 75 nghìn tấn, trị giá 124,66 triệu USD, tăng 17,2% về lượng và tăng 19,6% về trị giá so với nửa đầu tháng 5, nhưng giảm 8,5% về lượng và giảm 20,6% về trị giá so với nửa đầu tháng 6/2018.
Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 6, xuất khẩu cà phê đạt 851,7 nghìn tấn, trị giá 1,454 tỷ USD, giảm 11,2% về lượng và giảm 21,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Giá xuất khẩu bình quân cà phê trong nửa đầu tháng 6 đạt mức 1.662 USD/tấn, tăng 2,0% so với nửa đầu tháng 5, nhưng giảm 13,2% so với nửa đầu tháng 6/2018. Lũy kế từ đầu năm đến giữa tháng 6, giá xuất khẩu bình quân cà phê đạt mức 1.708 USD/tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm 2018.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên không đổi trong mức 44.500 - 47.000 đồng/kg. Trong đó, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất nhất tại Đồng Nai.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 46,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 45,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 46,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 47,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 46,500 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 44,500 |
Giá hạt tiêu toàn cầu tăng trở lại, nhưng xu hướng tăng được dự báo sẽ khó duy trì lâu do nguồn cung dồi dào. Theo số liệu từ Hiệp hội Hạt tiêu quốc tế, năm 2019 sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tiếp tục tăng, dự kiến đạt khoảng 602.000 tấn, tăng 8,27%, trong đó Bra-xin tăng 28%, Căm-pu-chia tăng 17%, Xri Lan-ca tăng 44%, đạt 26.700 tấn. Riêng Việt Nam dự báo sản lượng đạt 240.000 tấn, tăng khoảng 9% do diện tích trồng mới từ năm 2014-2016 bắt đầu cho thu hoạch.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 11h05 ngày 25/6 (giờ địa phương) tăng 0,4% lên 220,8 yen/kg.
Theo Hội đồng Cao su Ấn Độ, sản lượng cao su của Ấn Độ trong năm tài chính 2019 - 2020 dự kiến tăng 10%, lên 750.000 tấn do diện tích cao su cho khai thác mủ tăng.
Diện tích cao su cho khai thác mủ của Ấn Độ tăng từ 640 nghìn ha trong năm tài chính 2018 - 2019, lên 665 nghìn ha trong năm tài chính 2019 - 2020. Trong khi đó, tiêu dùng cao su tự nhiên tại Ấn Độ dự báo đạt 1,27 triệu tấn trong năm tài chính 2019 - 2020, tăng so với mức 1,21 triệu tấn của năm tài chính 2018 - 2019.
Theo ước tính sơ bộ, sản lượng cao su tự nhiên Ấn Độ trong năm tài chính 2018 - 2019 đạt 648 nghìn tấn, thấp hơn 6,6% so với mức 694 nghìn tấn của năm tài chính 2017 - 2018. Trong năm tài chính 2018 - 2019, nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ tăng 24%, đạt 582,38 nghìn tấn và dự báo đạt 500 nghìn tấn trong năm 2019 - 2020.
Trong đó, 70% lượng cao su nhập khẩu thông qua kênh chính ngạch. Trong những năm trước, 81% nhập khẩu cao su của Ấn Độ là dạng cao su mủ khối. Các yếu tố chính dẫn tới sự thay đổi trong cơ cấu nhập khẩu cao su tự nhiên của Ấn Độ là do chênh lệch giá giữa cao su mủ tờ nội địa và cao su mủ khối quốc tế, cộng với tình trạng thâm hụt cao su tự nhiên trên thị trường Ấn Độ.