|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 23/5: Lặng sóng trong ngày đầu tuần

07:15 | 23/05/2022
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (23/5) ổn định trong khoảng 40.600 - 41.200 đồng/kg tại các tỉnh trọng điểm trong nước. Trên thị trường thế giới, giá cà phê arabica và robusta kỳ hạn giảm hơn 1% trong phiên sáng nay.

Cập nhật giá cà phê trong nước

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 24/5  

Theo khảo sát trên trang giacaphe.com vào lúc 9h, giá cà phê không có biến động mới, ghi nhận khoảng giá 40.600 - 41.200 đồng/kg.

Trong đó, dẫn đầu là tỉnh Đắk Lắk với mức 41.200 đồng/kg. Theo liền sau là hai tỉnh Gia Lai và Đắk Nông với chung mức 41.100 đồng/kg.

Hiện tại, mức giá thấp nhất là 40.600 đồng/kg có mặt tại tỉnh Lâm Đồng. Đây cũng là địa phương duy nhất đang có giá thu mua dưới 41.000 đồng/kg. 

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

2.111

Trừ lùi: +55

Đắk Lắk

41.200

0

Lâm Đồng

40.600

0

Gia Lai

41.100

0

Đắk Nông

41.100

0

Tỷ giá USD/VND

23.035

+5

Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD($)/tấn

Cập nhật giá cà phê thế giới

Trên thị trường thế giới, giá cà phê tiếp tục đi xuống. Theo đó, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2022 được ghi nhận tại mức 2.056 USD/tấn sau khi giảm 1,15% (tương đương 24 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2022 tại New York đạt mức 215,85 US cent/pound, giảm 1,3% (tương đương 2,85 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 7h10 (giờ Việt Nam).

Trong tháng 3, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu đạt 11,8 triệu bao, tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhóm cà phê arabica Brazil và robusta ghi nhận mức tăng 3,9% và 7,8%. Các mức tăng này bù đắp cho sự sụt giảm 7,0% trong xuất khẩu của nhóm cà phê arabica khác.

Mặc dù vậy, xuất khẩu cà phê nhân xanh toàn cầu từ tháng 10 năm ngoái đến tháng 3 năm nay đã giảm 1,4% xuống 59,3 triệu bao. Sự sụt giảm này phần lớn đến từ các lô hàng cà phê arabica Colombia và arabica Brazil với mức giảm lần lượt là 10,5% và 11,5%.

Tuy nhiên, xuất khẩu các lô hàng cà phê arabica khác tăng 11,4% trong khi cà phê robusta cũng tăng 7% lên mức 22,05 triệu bao.

Ảnh: Thảo Vy

Trái ngược với sự sụt giảm của cà phê nhân, xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu trong tháng 3 tiếp tục tăng mạnh 18,7% lên 1,3 triệu bao.

Trong 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022, đã có tổng cộng 6,5 triệu bao cà phê hòa tan được xuất khẩu trên thế giới, tăng 13% so với 5,8 triệu bao trong cùng kỳ của vụ trước. 

Với kết quả này, tỷ trọng cà phê hòa tan trong tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu đã tăng lên 9,8% (tính trung bình 12 tháng) vào tháng 3 từ 8,9% trong tháng 3/2021.

Trong 6 tháng qua, Việt Nam và Ấn Độ ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong xuất khẩu cà phê hòa tan toàn cầu, tăng lần lượt là 167.000 bao và 108.000 bao so với cùng kỳ.

Xuất khẩu của Brazil, Bờ Biển Ngà, Indonesia và Thái Lan cũng ghi nhận mức tăng 265.000 bao. Trong tháng 3, chỉ có duy nhất cà phê rang xay có lượng xuất khẩu giảm 2,1% xuống 78.000 bao.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Thảo Vy

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.