|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 22/5: Cán mốc 60.000 đồng/kg

06:09 | 22/05/2023
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay (22/5) tại thị trường trong nước ổn định. Trong đó, mức giao dịch cao nhất trong các địa phương là 60.000 đồng/kg, được ghi nhận tại hai tỉnh Đắk Nông và Đắk Lắk.

Xem thêm: Giá cà phê hôm nay 23/5

Cập nhật giá cà phê trong nước

Theo khảo sát vào lúc 11h00, giá cà phê hôm nay lặng sóng.

Theo ghi nhận, các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 59.500 - 60.000 đồng/kg.

Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có mức giá thấp nhất là 59.500 đồng/kg. Kế đến là hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum với giá 59.900 đồng/kg.

Cùng thời điểm khảo sát, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 60.000 đồng/kg - cao nhất trong các địa phương. 

Địa phương khảo sát

Giá thu mua trung bình

Thay đổi so với ghi nhận vào hôm qua

Đắk Lắk

60.000

-

Lâm Đồng

59.500

-

Gia Lai

59.900

-

Đắk Nông

60.000

-

Kon Tum

59.900

-

Đơn vị tính: VNĐ/kg

Diễn biến giá cà phê từ tháng 1 đến ngày 22/5. (Tổng hợp: Anh Thư)

Cập nhật giá cà phê thế giới

Theo ghi nhận, giá cà phê trên thị trường thế giới tăng. Cụ thể, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 7/2023 được ghi nhận tại mức 2.588 USD/tấn sau khi tăng 1,89% (tương đương 48 USD).

Giá cà phê arabica giao tháng 7/2023 tại New York ở mức 192 US cent/pound sau khi tăng 2,87% (tương đương 5,35 US cent) tại thời điểm khảo sát vào lúc 6h06 (giờ Việt Nam).

Ảnh: Anh Thư

Xuất khẩu cà phê từ khu vực châu Phi cũng giảm 5% xuống còn 1,12 triệu bao vào tháng 3. Luỹ kế trong 6 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê hiện tại, tổng xuất khẩu của khu vực châu Phi là 6,35 triệu bao, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ. 

Trong tháng 3, xuất khẩu cà phê của Bờ Biển Ngà và Kenya giảm lần lượt là 41,4% và 17,7%, xuống 0,12 triệu bao và 58.340 bao. 

Tuy nhiên, Burundi, Rwanda và Uganda lại tăng lần lượt là 86,7%, 249,2% và 2,0%. 

Còn với khu vực Trung Mỹ và Mexico, xuất khẩu cà phê tháng 3 đạt 1,7 triệu bao, giảm 15,4% so với cùng kỳ. Đây đã là tháng sụt giảm thứ năm trong sáu tháng đầu niên vụ hiện tại. Kết quả là xuất khẩu của khu vực đã giảm 11,8% trong 6 tháng đầu niên vụ, đạt tổng cộng 5,8 triệu bao so với 6,5 triệu bao của cùng kỳ 2021 - 2022. 

Trong tháng 3, Guatemala chịu sự suy giảm nặng nề nhất (-44,9%), trong khi Honduras là quốc gia lớn duy nhất có mức tăng trưởng dương (2,0%). Đối với Honduras, đây đã là tháng mở rộng thứ ba, sau 11 tháng giảm liên tiếp từ tháng 2 đến tháng 12/2022.

Ở chiều ngược lại, khu vực châu Á và châu Đại Dương là khu vực duy nhất ghi nhận tăng trưởng dương từ đầu niên vụ đến nay. Cụ thể, xuất khẩu của khu vực này đã tăng 0,2% lên 5 triệu bao trong tháng 3 và tăng 2,5% lên hơn 24 triệu bao trong 6 tháng đầu niên vụ 2022 - 2023.

Indonesia là động lực tăng trưởng chính của khu vực với xuất khẩu tháng 3 tăng 16% lên gần 0,6 triệu bao, bù đắp cho sự suy giảm lần lượt là 1,6% và 1,1% của Ấn Độ và Việt Nam.

Sự gia tăng xuất khẩu của Indonesia trái ngược với dự báo mới nhất của ICO về triển vọng cà phê niên vụ 2022 - 2023 của nước này. Theo đó, ICO dự kiến sản xuất của Indonesia sẽ tăng với tốc độ chậm hơn mức tiêu thụ, 1,1% so với 5,1%, do đó làm giảm nguồn cung có sẵn cho xuất khẩu. 

Anh Thư

ĐHĐCĐ Vincom Retail: Lãi 1.080 tỷ đồng trong quý I, lãnh đạo khẳng định không đổi tên khi xuất hiện cổ đông mới
Năm 2024, ban lãnh đạo Vincom Retail trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh khoảng 9.500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 4.420 tỷ đồng.