|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 22/4: Đi ngang sau khi giảm 400 - 500 đồng/kg vào tuần trước

09:03 | 22/04/2019
Chia sẻ
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.700 - 31.500 đồng/kg, không đổi so với cuối tuần trước. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Cập nhật giá cà phê 

Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 30.700 - 31.500 đồng/kg, không đổi so với cuối tuần trước, theo dữ liệu tintaynguyen.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.

Tuy nhiên, giá cà phê tại các kho quanh cảng TPHCM giảm 100 đồng/kg còn 32.300 đồng/kg.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

LÂM ĐỒNG 
— Bảo Lộc (Robusta)30,700
— Di Linh (Robusta)30,700
— Lâm Hà (Robusta)30,600
ĐẮK LẮK 
— Cư M'gar (Robusta)31,600
— Ea H'leo (Robusta)31,500
— Buôn Hồ (Robusta)31,500
GIA LAI 
— Ia Grai (Robusta)31,300
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa (Robusta)31,200
KON TUM 
— Đắk Hà (Robusta)31,100
HỒ CHÍ MINH 
— R132,300

Tuần trước, giá cà phê tiếp tục giảm 400 - 500 đồng/kg xuống 30.700 - 31.500 đồng/kg. Trong đó, mức giảm phổ biến là 400 đồng/kg được ghi nhận tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk. Gia Lai, Đắk Nông.

Tỉnh Kon Tum có giá cà phê giảm mạnh nhất tới 500 đồng/kg xuống 31.100 đồng/kg. Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM ở mức 32.400 đồng/kg, giảm 500 đồng/kg so với đầu tuần.

Theo Tổ chức Cà phê Thế giới, trong tháng 2, lượng cà phê xuất khẩu của thế giới tăng 3,2% so với cùng kì năm ngoái lên 10,16 triệu bao. Xuất khẩu cà phê arabica của Brazil và Colombia tăng, góp phần bù đắp lượng cà phê lượng cà phê robusta và arabica giảm ở các nước khác. 

Cụ thể, so với tháng 2/2018, xuất khẩu cà phê arabica của Brazil tăng 27,7% lên 3,45 triệu bao. Cùng lúc xuất khẩu cà phê arabica của Colombia tăng 12,4% lên gần 1,4 triệu bao. Trái lại, xuất khẩu cà phê arabica giảm 4,9% xuống 3,21 triệu bao và xuất khẩu của cà phê arabica của các nước khác giảm 16,8% xuống 2,11 triệu bao. 

Theo Viện Cà phê Quốc gia Costa Rica, (ICAFE), lượng cà phê xuất khẩu tháng 2 của nước này chỉ tăng 0,3% so với tháng 2/2018, đạt 108.413 bao. Xuất khẩu robusta tháng 2 của Indonesia tăng 39.154 bao (tương đương 41,1%) so với cùng kỳ năm 2018, đạt 134.512 bao. Lũy kế 5 tháng đầu tiên của niên vụ cà phê 2018 - 2019 đạt tổng cộng 889.852 bao, giảm 306.467 bao (tương đương 25,6%) so với cùng kỳ niên vụ cà phê 2017 - 2018.

Tính chung 5 tháng đầu niên vụ 2018 - 2019, xuất khẩu cà phê arabica của Brazil tăng 20,4% lên 18,65 triệu bao; cà phê arabica của Colombia tăng 7,7% lên 6,63 triệu bao; robusta tăng 2,5% lên 17,93 triệu bao. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê arabica của các nước khác lại giảm mạnh 10,1% xuống 9,05 triệu bao. 

Trong khi đó, tồn kho cà phê robusta được sàn London chứng nhận và theo dõi cấp phát tính đến ngày 4/3, đã giảm thêm 1.320 tấn, tương đương giảm 1,1% so với tuần thương mại trước đó, xuống mức 118.430 tấn, tương đương 1.973.833 bao.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay tiếp tục đi ngang, dao động trong khoảng 43.000 - 46.000 đồng/kg, theo dữ liệu từ tintaynguyen.com.

Tỉnh

/huyện (khu vực khảo sát)

Giá thu mua

Đơn vị: VNĐ/kg

ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo45,000
GIA LAI 
— Chư Sê43,000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa45,000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Tiêu46,000
BÌNH PHƯỚC 
— Tiêu45,000
ĐỒNG NAI 
— Tiêu43,000

Theo Bnews/TTXVN, việc giá tiêu liên tục giảm, khan hiếm nhân công thu hoạch cũng đang khiến người dân trồng tiêu lâm vào cảnh khó khăn trăm bề.

Những năm trở lại đây, trên địa bàn tỉnh Bình Phước diễn ra tình trạng cây tiêu chết hàng loạt. Các yếu tố biến đổi khí hậu, chất đất nhiều nơi không phù hợp, thiếu nước tưới tiêu vào mùa khô, nấm bệnh hoành hành khiến năng suất, số lượng hồ tiêu ngày càng giảm.

Việc giá tiêu liên tục giảm, khan hiếm nhân công thu hoạch cũng đang khiến người dân trồng tiêu lâm vào cảnh khó khăn trăm bề.

Tỉnh Bình Phước hiện có tổng diện tích trên 17.000 ha trông tiêu. Gần đây năng suất tiêu giảm đáng kể cây tiêu chết hàng loạt do bệnh dịch hoành hành khiến nhà nông trên địa bàn tỉnh "đau đầu".

Nguyên nhân dẫn đến các vườn tiêu bị chết hàng loạt ngoài yếu tố do biến đổi khí hậu thì còn nhiều yếu tố tác động. Đặc biệt là từ mùa vụ 2014-2016, giá tiêu tăng cao, lúc cao điểm lên đến 220.000 đồng/kg nên người dân ồ ạt chuyển đổi diện tích cao su, điều, cây ăn trái... sang trồng tiêu.

Cập nhật giá cao su

Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8 lúc 10h40 ngày 19/4 (giờ địa phương) tăng 0,8% lên 187,4 yen/kg.

Theo số liệu thống kê của Tổng Cục hải quan, Trong tháng 3 , Trung Quốc là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam với khối lượng đạt 65,84 nghìn tấn, trị giá 90,95 triệu USD, tăng 34,6% về lượng và tăng 41,6% về trị giá so với tháng 2 ; so với cùng kỳ năm 2018 tăng 35,1% về lượng và tăng 27,1% về trị giá, Trung Quốc chiếm 63,6% tổng khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam. 

Lũy kế 3 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 219,03 nghìn tấn, trị giá 286,97 triệu USD, tăng 47,6% về lượng và tăng 32,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. 

Giá xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc trong 3 tháng đầu năm 2019 đạt bình quân 1.310 USD/tấn, giảm 10,3% so với cùng kỳ năm 2018. 

Nhìn chung, trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng cao su xuất khẩu sang 3 thị trường lớn nhất đều tăng, trong khi một số thị trường giảm nhập khẩu cao su của Việt Nam so với cùng kỳ năm 2018 như: Đài Loan giảm 8,6%, Malaysia giảm 62,8%, Ý giảm 16%, Nga giảm 25,6%, Pakistan giảm 68,5%... Đáng chú ý, trong 3 tháng đầu năm 2019, lượng cao su xuất khẩu sang Pháp tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2018, tăng 106,7%, Hà Lan tăng 90,7%, Brazil tăng 91,2%...

Đức Quỳnh