Giá cà phê hôm nay 22/3: Tiếp tục đà tăng 200 đồng/kg
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 32.200 - 33.200 đồng/kg, tăng 200 đồng/kg so với hôm 21/3, theo dữ liệu giacaphe.com. Trong đó, giá cà phê cao nhất ở tỉnh Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng.
Giá cà phê giao tới cảng TP HCM đạt 1.428 USD/tấn giảm 5 USD.
TT nhân xô | Giá trung bình | Thay đổi |
FOB (HCM) | 1,428 | Trừ lùi: -75 |
Đắk Lăk | 33,200 | +200 |
Lâm Đồng | 32,200 | +200 |
Gia Lai | 33,000 | +200 |
Đắk Nông | 32,900 | +200 |
Hồ tiêu | 45,500 | 0 |
Tỷ giá USD/VND | 23,155 | 0 |
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn |
Trên thị trường thế giới, cuối phiên giao dịch hôm 21/3, giá cà phê robusta giao trong tháng 5/2019 trên sàn London giảm 0,4% xuống mức 1.502 USD/tấn. Giá cà phê arabica giảm 0,1% xuống 94,8 UScent/pound.
Theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Hoa Kỳ (NCA), Ở góc độ tiêu dùng: Người tiêu dùng tại các nước phát triển, trong đó có Hoa Kỳ ngày càng có nhiều kiến thức hơn về rang, pha chế và thưởng thức cà phê, đồng thời quan tâm đến các yếu tố xã hội và môi trường liên quan đến sản phẩm họ tiêu dùng và điều này có tác động rất lớn tới thị trường cà phê và từ đó gây áp lực đến các doanh nghiệp phải cam kết các tiêu chuẩn. Các chứng chỉ phổ biến đang được áp dụng hiện nay gồm: Fair Trade, Organic, Rainforest Alliance / UTZ Certified và 4C.
Theo ấn phẩm Coffee Barometer, trong năm 2015, giá trị xuất khẩu cà phê hạt trung bình chưa đến 10% trong tổng doanh thu 200 tỷ USD được tạo ra thị trường bán lẻ. Nếu theo tỷ lệ này, 3,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam năm 2018 khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng sẽ có giá trị khoảng 35 tỷ USD. Để nâng cao giá trị xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho các doanh nghiệp, nông dân trồng và sản xuất cà phê thì việc đầu tư sang các loại cà phê đặc sản là một hướng đi phù hợp.
Với sự thay đổi về thị hiếu tiêu dùng của các thị trường tiêu thụ cà phê lớn và sự phát triển của internet, thương mại điện tử, giờ đây, các nhà sản xuất cà phê của Việt Nam được trao cơ hội lớn trong việc tiếp cận đến người tiêu dùng cũng như các nhà bán lẻ, chế biến cà phê đặc sản. Để đạt được kết quả, điều quan trọng là phải thay đổi toàn diện phương thức sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu.
Cần lựa chọn vùng sản xuất nơi có điều kiện khí hậu, độ cao, ánh sáng, độ ẩm, chất đất, nguồn nước và các yếu tố môi trường khác thuận lợi cho việc canh tác các loại cà phê có chất lượng cao; lựa chọn giống cũng như áp dụng kỹ thuật trồng trọt giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
Quy trình chế biến cũng cần sử dụng công nghệ tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao; các nhà sản xuất cũng cần quan tâm đến môi trường lao động, đời sống công nhân, có trách nhiệm với cộng đồng, tìm hiểu, áp dụng và đạt được các chứng chỉ như Fair Trade, Organic, Rainforest Alliance / UTZ Certified và 4C. Về mặt marketing, có một cách phổ biến là xây dựng các câu chuyện đặc sắc gắn với sản phẩm cà phê của mình.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần mạnh dạn, tích cực tham gia các cuộc thi cà phê như United States Coffee Championships, tham gia các hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm, cà phê như Fancy Food Show, Specialty Coffee Expo, đó là những cách tiếp cận nhanh nhất, hiệu quả nhất với các khách hàng mục tiêu tại thị trường Hoa Kỳ.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục đi ngang, trung bình ở mức 45.500 đồng/kg.
Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu muaĐơn vị: VNĐ/kg |
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 46,000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 45,000 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 46,000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 47,000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 46,000 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 44,500 |
Số liệu: tintaynguyen.com
Ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), cho hay: "Chi phí sản xuất tiêu hiện nay là 50.000 đồng/kg. Như vậy, với mức giá như hiện nay, người dân phải chịu lỗ tới 6.000 đồng mỗi kg".
Lí giải cho tình trạng này, ông Hải cho biết tình trạng cung vượt cầu đối với mặt hàng hồ tiêu trên thế giới vẫn chưa chấm dứt. Trong khi đó, 95% tiêu của Việt Nam dùng để xuất khẩu nên yếu tố thị trường thế giới ảnh hưởng rất lớn đến giá tiêu trong nước.
Theo ông Hải, đây chính là hệ quả của việc phá vỡ quy hoạch trồng tiêu. Giai đoạn 2013 - 2014, giá tiêu đạt kỉ lục, người dân ồ ạt trồng tiêu. Thậm chí có những vùng điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu không phù hợp với cây tiêu nhưng người dân vẫn cố tình trồng.
Hệ quả là chỉ trong vòng 5 năm (từ 2013 - 2018) diện tích tiêu tăng gấp ba lần từ 53.000 lên 152.000 ha. Trong khi đó, theo Quyết định 1442 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, quy hoạch đến năm 2020, tầm nhìn 2030 diện tích trồng hồ tiêu cả nước duy trì ổn định ở 50.000 ha.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 8/2019 lúc 10h35 ngày 20/3 (giờ địa phương) giảm 2,3% xuống 192,9 yen/kg.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 2 năm 2019 đạt 71 nghìn tấn với giá trị đạt 93 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu cao su 2 tháng đầu năm 2019 đạt 228 nghìn tấn và 293 triệu USD, tăng 22,4% về khối lượng và tăng 6,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cao su xuất khẩu bình quân tháng 1 năm 2019 đạt 1.271 USD/tấn, giảm 13,1% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong tháng 1 năm 2019, chiếm thị phần lần lượt là 65,6%, 8,9% và 3,1%.