|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

59% người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ cà phê đặc sản

10:54 | 19/03/2019
Chia sẻ
Theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Mỹ (NCA), có tới 63% người trưởng thành tiêu thụ cà phê hàng ngày, trong đó 59% là cà phê đặc sản, tăng trưởng mạnh mẽ từ mức 9% vào năm 1999, và dự kiến sẽ lên tới 61% vào năm 2019, với đối tượng khách hàng thúc đẩy sự gia tăng này là giới trẻ.

Làn sóng cà phê thứ ba có từ đâu?

Theo Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại San Francisco, thị trường cà phê đã trải qua nhiều làn sóng. Làn sóng thứ nhất vào những năm 1960 được đánh dấu bằng việc phổ thông hóa việc tiêu thụ cà phê, làn sóng thứ hai diễn ra vào những năm 1980 và 1990 với việc dịch chuyển sang tiêu thụ các loại cà phê có chất lượng cao hơn, và thị trường giờ đây đang trải qua làn sóng thứ ba với việc chuyển sang các loại cà phê đặc sản và bền vững.

Thuật ngữ cà phê đặc sản("specialty coffee") có nguồn gốc từ Mỹ. Ban đầu thuật ngữ này được sử dụng để mô tả các loại cà phê được bán trong các cửa hàng chuyên kinh doanh cà phê, không phải là các loại cà phê được bán tại các siêu thị và cửa hàng bán lẻ khác. 

Cà phê đặc sản thường là các loại cà phê chất lượng cao hơn, có nguồn gốc duy nhất (single origin) hoặc pha trộn, những loại cà phê độc đáo như cà phê tẩm hương vị, cà phê có nguồn gốc đặc biệt hoặc được liên kết đến một câu chuyện hấp dẫn. 

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng nhanh chóng các cửa hàng bán cà phê đặc sản cũng như việc tăng cường sự hiện diện tại các siêu thị, thuật ngữ "cà phê đặc sản" giờ đây được coi là để chỉ những loại cà phê có giá cao, hoặc được người tiêu dùng cho là khác với các loại cà phê đại trà có trên thị trường. 

Cà phê đặc sản là loại cà phê được canh tác trong những điều kiện lý tưởng về độ cao, chất đất, khí hậu,… Mỗi giai đoạn từ khâu giống, canh tác, thu hoạch, chế biến, bảo quản, đóng gói, lưu thông, pha chế,… đều cần được đảm bảo để có được chất lượng cà phê tốt nhất. 

Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ, trong thang điểm từ 1 - 100, cà phê cần phải đạt tối thiểu 80 điểm mới được coi là cà phê đặc sản. Quá trình đánh giá này gồm nhiều bước, từ hình ảnh trực quan đến các thí nghiệm về mùi vị.

Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Châu Âu (SCAE), cà phê đặc sản là một sản phẩm đồ uống thủ công có chất lượng độc đáo, một hương vị riêng biệt, cá tính khác biệt, và vượt trội so với cà phê thông thường. 

59% người trưởng thành ở Mỹ tiêu thụ cà phê đặc sản - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Cà phê đó được pha chế từ các hạt cà phê được trồng trong một khu vực được xác định, đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất cho cà phê dùng để rang, bảo quản và pha chế. Mô tả này chỉ ra rằng, cà phê đặc sản không chỉ khác biệt, mà còn là một sản phẩm sang trọng và cao cấp hơn với các yếu tố độc đáo nhất định. 

Nó cũng hàm ý rằng cà phê đặc sản là một thuật ngữ chỉ nhiều loại cà phê khác nhau được định giá cao hơn các loại cà phê khác, hoặc được người tiêu dùng cảm nhận là khác biệt.

Xu hướng tiêu thụ cà phê đặc sản ngày một tăng

Theo Hiệp hội Cà phê quốc gia Mỹ (NCA), có tới 63% người trưởng thành tiêu thụ cà phê hàng ngày, trong đó 59% là cà phê đặc sản, tăng trưởng mạnh mẽ từ mức 9% vào năm 1999, và dự kiến sẽ tăng lên mức 61% vào năm 2019, đối tượng khách hàng thúc đẩy sự gia tăng này là giới trẻ.

Theo Hiệp hội cà phê đặc sản Mỹ (SCAA), số lượng các nhà bán lẻ cà phê đặc sản đã tăng 10 lần trong 20 năm trong giai đoạn 1993 - 2013, từ 2.850 lên 29.200 trong đó 45% là các chuỗi bán lẻ và 55% là các cửa hàng độc lập (kinh doanh tại ít hơn 3 địa điểm). Sự phát triển của các cửa hàng cà phê nhỏ đã có ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu cầu về cà phê đặc sản.

Đắk Nông: Trồng xen canh Đắk Nông: Trồng xen canh 'cứu' cà phê trong biến đổi khí hậu Cà phê đặc sản - cơ hội và thách thức cho cà phê Việt NamCà phê đặc sản - cơ hội và thách thức cho cà phê Việt Nam Dự án VnSAT ra mắt hai dòng sản phẩm cà phê đặc biệtDự án VnSAT ra mắt hai dòng sản phẩm cà phê đặc biệt

Đức Quỳnh

Chủ tịch Hồ Hùng Anh: Techcombank sẽ mở rộng thêm mảng SME, tín dụng tiêu dùng, mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD năm 2025
Techcombank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 15% sau 10 năm liên tiếp giữ lại lợi nhuận. Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết Techcombank đang xây dựng chính sách để chia cổ tức một cách bền vững, trong dài hạn chứ không chỉ là một vài năm.