|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 15/7: Giảm 300 đồng/kg, giá tiêu trung bình 48.000 đồng/kg

09:38 | 15/07/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở hầu hết tỉnh khu vực Tây Nguyên giảm trở lại xuống 300 đồng/kg, giá dao động trong khoảng 31.100 - 33.300 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk. Ngoài ra, giá tiêu tiếp tục ổn định so với ngày hôm trước.

Giá cà phê trong nước

Theo trang tintaynguyen.com giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên và miền Nam trên quay đầu giảm 300 đồng/kg, mức giá dao động từ 31.100 – 33.300 đồng/kg.

Trong đó, giá cà phê hôm nay Bảo Lộc, Lâm Hà (Lâm Đồng) giảm 300 đồng/kg xuống mức 31.200 đồng/kg, tương tự giá cà phê tại Di Linh cũng lên mức 31.100 đồng/kg.

Giá cà phê tại Ea H’leo, Buôn Hồ (ĐắkLắk) giảm 300 đồng/kg xuống 31.600 đồng/kg, khi đó ở Cư M'gar giảm 300 đồng/kg xuống 31.900 đồng/kg.Tương tự, giá cà phê tại Gia Lai (Pleiku và Ia Grai) xuống giá 31.600 đồng/kg.

Giá cà phê tại Đắk Nông gồm Đắk R’lấp, Gia Nghĩa bán quanh mức 31.500 –  31.600 đồng/kg. Giá cà phê tại Kon Tum (Đắk Hà) giảm 300 đồng/kg còn 31.500 đồng/kg.

Giá cà phê R1 giao tại cảng TP HCM giảm 300 đồng/kg có giá 32.300 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)Giá thu mua VNĐ/kg
LÂM ĐỒNG
— Bảo Lộc  ROBUSTA31.200
— Di Linh  ROBUSTA31.100
— Lâm Hà  ROBUSTA31.200
ĐẮK LẮK 
— Cư M'gar  ROBUSTA31.900
— Ea H'leo  ROBUSTA31.700
— Buôn Hồ  ROBUSTA31.700
GIA LAI 
— Pleiku  ROBUSTA31.600
— Ia Grai  ROBUSTA31.600
— Chư Prông  ROBUSTA31.500
ĐẮK NÔNG 
— Đắk R'lấp  ROBUSTA31.500
— Gia Nghĩa  ROBUSTA31.600
KON TUM 
— Đắk Hà  ROBUSTA31.500
HỒ CHÍ MINH 
— R133.300

Tại thị trường thế giới giảm, giá cà phê trực tuyến robusta tại London giao tháng 9/2020 giảm 0,74% giao dịch xuống mức 1.215 USD/tấn.

Trong khi tại New York, giá cà phê arabica tháng 9/2020 giảm 0,71% giao dịch xuống mức 97,95 US cent/pound.

Theo số liệu Tổng cục Hải quan tháng 5, Lào là thị trường xuất khẩu cà phê nước ta đạt giá cao nhất với 4.724,6 USD/tấn; kế đến là Hungary 4.672,6 USD/tấn. Bên cạnh đó một số thị trường như Myanmar, Singapore, Chile cũng được giá trên 3.000 USD mỗi tấn.

Trong 5 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu cà phê sang đa số thị trường sụt giảm so với cùng kì năm trước.

Giảm nhiều nhất là Mexico gần 84% về lượng và giảm 82% về kim ngạch, đạt 850 tấn tương đương 1,43 triệu USD; Nam Phi giảm 84% về lượng và giảm 74% về kim ngạch, đạt 283 tấn tương đương 0,66 triệu USD.

Cập nhật giá hồ tiêu

Theo trang tintaynguyen.com, giá tiêu nguyên liệu thu mua tại Tây Nguyên và miền Nam tiếp tục ổn định so với phiên hôm trước.

Trong đó, các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông ở mức 48.000 đồng/kg. Tại Gia Lai tương tự có giá 47.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay lên 49.500 đồng/kg ,địa phương có giá cao nhất toàn miền.

Còn tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay đang ở mức 47.000 đồng/kg, đây là địa phương có giá thấp nhất toàn miền, Bình Phước không thay đổi so với hôm qua có giá 48.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay trung bình hiện lên tới 48.000 đồng/kg.

Tỉnh/huyện (khu vực khảo sát)Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK
— Ea H'leo48.000
GIA LAI 
— Chư Sê47.000
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa48.000
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Giá trung bình49.500
BÌNH PHƯỚC 
— Giá trung bình48.500
ĐỒNG NAI 
— Giá trung bình47.000

Cập nhật giá cao su

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) giá cao su ngày (15/7) lúc 9h30 giao kì hạn tháng 8/2020 tăng 0,9 yen/kg, giao dịch lên 146,7 yen/kg.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su RSS3 giao kì hạn tháng 7/2020 giao dịch ở mức 107 nhân dân tệ/tấn tăng 135 nhân dân tệ (lên 1,28%) cập nhật 9h30 ngày (15/7).

Giá cao su tại Tokyo và Thượng Hải giảm do số ca nhiễm virus corona tại Mỹ và nhiều quốc gia tăng, trong khi Quĩ Tiền tệ Quốc tế hạ triển vọng kinh tế toàn cầu. Ngành sản xuất lốp ô tô vẫn trong tình trạng khó khăn, trong khi nguồn cung cao su tại các quốc gia Đông Nam Á đang dồi dào, theo báo cáo thị trường nông, lâm, thủy sản của Bộ Công Thương cho biết.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất lốp ô tô Ấn Độ (ATMA), sản xuất cao su nội địa của Ấn Độ chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu trong nước. ATMA cho rằng giá cao su nội địa tại Ấn Độ luôn cao hơn giá thế giới 25% tại mọi thời điểm. Việc nhập khẩu sẽ giúp hạ giá thành cho nhiều ngành sản xuất trong nước.

Y Phương