Giá cà phê hôm nay 15/7: Đi ngang ngay từ đầu tuần sau khi giảm nhẹ vào tuần trước
Cập nhật giá cà phê
Giá cà phê hôm nay không đổi ở khu vực Tây Nguyên dao động trong khoảng 33.000 - 34.100 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê cao nhất ghi nhận tại Đắk Lắk, thấp nhất tại Lâm Đồng, theo tintaynguyen.com.
Giá cà phê quanh cảng TP HCM không đổi ở mức 35.100 đồng/kg.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
LÂM ĐỒNG | |
— Lâm Hà (Robusta) | 33.000 |
— Bảo Lộc (Robusta) | 33.100 |
— Di Linh (Robusta) | 33.000 |
ĐẮK LẮK | |
— Cư M'gar (Robusta) | 34.100 |
— Ea H'leo (Robusta) | 34.000 |
— Buôn Hồ (Robusta) | 34.000 |
GIA LAI | |
— Ia Grai (Robusta) | 33.800 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa (Robusta) | 33.800 |
KON TUM | |
— Đắk Hà (Robusta) | 34.000 |
HỒ CHÍ MINH | |
— R1 | 35.100 |
Trên thị trường thế giới, kết phiên giao dịch ngày 12/7, giá cà phê robusta giao tháng 9 trên sàn London đi ngang ở mức 1.428 USD/tấn.
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết Nhập khẩu cà phê của EU từ Brazil và Việt Nam tăng lần lượt 12,5% lên 8,92 triệu bao và 5% lên 6,41 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019.
Tuy nhiên, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Colombia sang thị trường EU giảm 2,7% xuống còn 1,63 triệu bao và từ Honduras giảm 4,8% xuống còn 1,3 triệu bao. Xuất khẩu của Peru tăng 6,5% lên 1,54 triệu bao.
Nhập khẩu cà phê từ Brazil và Colombia chiếm 52,4% tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2018 - 2019, trong đó Việt Nam chiếm 10,2%, Mexico 5,7% và Peru 5,1%.
Nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Brazil tăng 24,5% lên 4,33 triệu bao và từ Colombia tăng 11,4% lên 3,52 triệu bao. Nhập khẩu từ Mexico lên tới 855.799 bao, cao hơn 6% so với cùng kì năm ngoái và từ Peru đã tăng 20% lên 767.411 bao.
Tương tự như EU và Mỹ, Brazil, Việt Nam và Colombia vẫn là nguồn cung cà phê chính của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2018 - 2019, lần lượt chiếm 38,6%, 20,4% và 12,3%.
Ngoài ra Indonesia và Ethiopia là hai nhà cung cấp lớn tiếp theo, chiếm 7,2% và 6% khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản.
Cụ thể, khối lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil tăng 36,4% lên 1,52 triệu bao, từ Ethiopia tăng 22,4% lên 235.787 bao và từ Indonesia tăng 15,3% lên 283.614 bao.
Tuy nhiên, nhập khẩu từ Colombia đã giảm 23,4% xuống còn 480.734 bao trong khi nhập khẩu từ Việt Nam gần như không thay đổi, tăng nhẹ 0,6% lên 800.568 bao.
Việt Nam và Brazil là quốc gia sản xuất cà phê chính cho Nga, chiếm lần lượt 30,8% và 20,9%. Ngoài ra Ấn Độ chiếm 7,5% tổng số nhập khẩu.
Tuy nhiên, Đức (dù chỉ chiếm 9,6%) và Italy (6,1%) những vấn là nguồn cung quan trọng đối nhập khẩu của Nga.
Gần 50% khối lượng nhập khẩu của Nga trong năm nay là sản phẩm cà phê rang (11,5%) và cà phê hòa tan (36,9%).
Điều này cho thấy tỉ lệ cà phê chế biến cao hơn nhiều so với các nhà nhập khẩu lớn khác, nơi nhập khẩu cà phê xanh có xu hướng chiếm khoảng 90% nhập khẩu, ngoại trừ EU với tỉ lệ cà phê rang chiếm 20,1% tổng lượng nhập khẩu.
Cập nhật giá hồ tiêu
Giá tiêu hôm nay ở khu vực Tây Nguyên hôm nay ở khu vực Tây Nguyên đi ngang, dao động ở mức ở mức 44.500 - 46.000 đồng/kg. Trong đó, cao nhất tại Bà Rịa - Vũng Tàu và thấp nhất nhất tại Đồng Nai.
Tỉnh /huyện (khu vực khảo sát) | Giá thu mua Đơn vị: VNĐ/kg |
---|---|
ĐẮK LẮK | |
— Ea H'leo | 45.000 |
GIA LAI | |
— Chư Sê | 44.500 |
ĐẮK NÔNG | |
— Gia Nghĩa | 45.000 |
BÀ RỊA - VŨNG TÀU | |
— Tiêu | 46.000 |
BÌNH PHƯỚC | |
— Tiêu | 45.000 |
ĐỒNG NAI | |
— Tiêu | 44.500 |
Sản lượng hồ tiêu 6 tháng đầu năm đạt 250,9 nghìn tấn, tăng 0,4%. Sâu bệnh gây chết hàng loạt nhiều vườn tiêu ở Gia Lai, Đăk Nông, Đăk Lăk.
Mặt khác do giá tiêu 3 năm gần đây xuống thấp nên người trồng tiêu không đầu tư chăm sóc nhiều dẫn đến năng suất liên tục giảm. Duy trì được sản lượng tiêu là do diện tích trồng mới các năm 2013-2016 bắt đầu cho thu hoạch.
Cập nhật giá cao su
Trên sàn TOCOM (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 9/2019 lúc 10h50 ngày 13/7 (giờ địa phương) không đổi ở mức 214 yen/kg.
Ước tính khối lượng xuất khẩu cao su tháng 6 năm 2019 đạt 113 nghìn tấn với giá trị đạt 159 triệu USD, đưa khối lượng và giá trị xuất khẩu cao su 6 tháng đầu năm 2019 ước đạt 604 nghìn tấn và 826 triệu USD, tăng 7% về khối lượng và tăng 0,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Giá cao su xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm 2019 đạt 1.357 USD/tấn, giảm 7,2% so với cùng kỳ năm 2018. Trung Quốc, Ấn Độ, và Hàn Quốc là 3 thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2018, chiếm thị phần lần lượt là 64,2%, 8% và 3,7%.