|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Xuất khẩu cà phê thế giới tăng 7,5% trong 8 tháng đầu năm 2018 - 2019

19:30 | 12/07/2019
Chia sẻ
Báo cáo từ Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) cho biết, tổng khối lượng cà phê xuất khẩu của thế giới đạt 86,57 triệu bao, tăng 7,5% so với cùng kì năm trước trong 8 tháng đầu năm 2018 - 2019
55285436_6117834583178_4585411697728028672_n

Xuất khẩu cà phê thế giới tăng 7,5% trong 8 tháng đầu năm 2018 - 2019.

Trong đó khối lượng xuất khẩu cà phê arabica từ Brazil tăng 21,9% lên 28,22 triệu bao và từ Colombia tăng 6,8% lên 10,13 triệu bao. 

Xuất khẩu cà phê robusta tăng 3% lên 30,65 triệu bao trong giai đoạn từ tháng 10/2018 đến tháng 5/2019 trong khi các loại khác giảm 3% xuống còn 17,57 triệu bao.

Khối lượng cà phê nhập khẩu của các thành viên ICO và Mỹ trung bình chiếm khoảng 75% nhập khẩu toàn cầu, tăng 4,9% lên 66,56 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019. 

Từ tháng 10/2018 đến tháng 3/2019, khối lượng cà phê EU nhập khẩu tăng 3,5% lên 42,71 triệu bao và của Mỹ tăng 8,1% lên 14,98 triệu bao. 

Khối lượng cà phê nhập khẩu của Nhật Bản và Nga lần lượt tăng 13,5% và 4,9%, tương ứng với 3,92 triệu bao và 2,77 triệu bao. 

Ngược lại, nhập khẩu từ Thụy Sĩ giảm 7,4% xuống 1,53 triệu bao trong 6 tháng đầu năm 2018 - 2019. Nhập khẩu của Na Uy và Tunisia tăng lần lượt 1,3% lên 364.958 bao và 12,9% lên 282.259 bao.

Brazil là quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất sang Liên minh châu Âu (EU), chiếm 20,9% lượng nhập khẩu của EU trong 6 tháng đầu năm. Theo sau là Việt Nam với 15%, Colombia 3,8%, Peru 3,6% và Honduras 3%. 

Nhập khẩu cà phê của EU từ Brazil và Việt Nam tăng lần lượt 12,5% lên 8,92 triệu bao và 5% lên 6,41 triệu bao trong nửa đầu năm 2018 - 2019. 

Tuy nhiên, khối lượng cà phê xuất khẩu từ Colombia sang thị trường EU giảm 2,7% xuống còn 1,63 triệu bao và từ Honduras giảm 4,8% xuống còn 1,3 triệu bao. Xuất khẩu của Peru tăng 6,5% lên 1,54 triệu bao.

ẢNH VIBER 2

Nguồn: ICO

Nhập khẩu cà phê từ Brazil và Colombia chiếm 52,4% tổng khối lượng nhập khẩu của Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2018 - 2019, trong đó Việt Nam chiếm 10,2%, Mexico 5,7% và Peru 5,1%. 

Nhập khẩu cà phê của Mỹ từ Brazil tăng 24,5% lên 4,33 triệu bao và từ Colombia tăng 11,4% lên 3,52 triệu bao. Nhập khẩu từ Mexico lên tới 855.799 bao, cao hơn 6% so với cùng kì năm ngoái và từ Peru đã tăng 20% lên 767.411 bao.

ẢNH VIBER 1

Nguồn: ICO

Tương tự như EU và Mỹ, Brazil, Việt Nam và Colombia vẫn là nguồn cung cà phê chính của Nhật Bản trong nửa đầu năm 2018 - 2019, lần lượt chiếm 38,6%, 20,4% và 12,3%. 

Ngoài ra Indonesia và Ethiopia  là hai nhà cung cấp lớn tiếp theo, chiếm 7,2% và 6% khối lượng nhập khẩu của Nhật Bản. 

Cụ thể, khối lượng nhập khẩu cà phê của Nhật Bản từ Brazil tăng 36,4% lên 1,52 triệu bao, từ Ethiopia tăng 22,4% lên 235.787 bao và từ Indonesia tăng 15,3% lên 283.614 bao. 

Tuy nhiên, nhập khẩu từ Colombia đã giảm 23,4% xuống còn 480.734 bao trong khi nhập khẩu từ Việt Nam gần như không thay đổi, tăng nhẹ 0,6% lên 800.568 bao.

Việt Nam và Brazil là quốc gia sản xuất cà phê chính cho Nga, chiếm lần lượt 30,8% và 20,9%. Ngoài ra Ấn Độ chiếm 7,5% tổng số nhập khẩu. 

Tuy nhiên, Đức (dù chỉ chiếm 9,6%) và Italy (6,1%) những vấn là nguồn cung quan trọng đối nhập khẩu của Nga. 

Gần 50% khối lượng nhập khẩu của Nga trong năm nay là sản phẩm cà phê rang (11,5%) và cà phê hòa tan (36,9%).

Điều này cho thấy tỉ lệ cà phê chế biến cao hơn nhiều so với các nhà nhập khẩu lớn khác, nơi nhập khẩu cà phê xanh có xu hướng chiếm khoảng 90% nhập khẩu, ngoại trừ EU với tỉ lệ cà phê rang chiếm 20,1% tổng lượng nhập khẩu.

Linh Giang

Chuyên gia điểm tên các cổ phiếu triển vọng đón sóng nâng hạng lên thị trường mới nổi
Tại Hội thảo VPBankS Talk 04 với chủ đề “Vững vàng vượt sóng gió” được tổ chức ngày 16/12, ông Trần Hoàng Sơn, Giám đốc Chiến lược thị trường của VPBankS nêu triển vọng thu hút vốn khi thị trường chứng khoán được nâng hạng và danh mục cổ phiếu tiềm năng.