|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Giá cà phê hôm nay 15/4: Giảm mạnh tới 500 đồng/kg sau hai ngày đi ngang liên tiếp

10:01 | 15/04/2020
Chia sẻ
Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên giảm mạnh 500 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 29.000 - 29.400 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk và Đắk Nông.

Cập nhật giá cà phê

Giá cà phê hôm nay ở khu vực Tây Nguyên giảm mạnh 500 đồng/kg. Tính chung toàn vùng, giá cà phê dao động trong khoảng 29.000 - 29.400 đồng/kg. Trong đó, giá cà phê tỉnh Lâm Đồng thấp nhất và cao nhất tại Đắk Lắk và Đắk Nông theo giacaphe.com.

Giá cà phê tại các kho quanh cảng TP HCM giảm 27 USD/tấn xuống 1.272 USD/tấn.

Giá cà phê trong nước

TT nhân xôGiá trung bìnhThay đổi
FOB (HCM)1.299Trừ lùi: +80
Đắk Lăk29.9000
Lâm Đồng29.5000
Gia Lai29.8000
Đắk Nông29.9000
Hồ tiêu36.5000
Tỷ giá USD/VND23.350+10
Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Tại Trung Quốc, dịch bệnh bùng phát trong 2 tháng đầu năm 2020 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường cà phê Robusta toàn cầu. Trung Quốc là thị trường nhập khẩu cà phê lớn thứ 11 trên thế giới, ước tính nhập khẩu 2.650 nghìn bao, trị giá 9.124 triệu USD trong niên vụ 2019/20. 

Trong đó, nhập khẩu cà phê Robusta đứng thứ 3 thế giới, ước đạt 1.500 nghìn bao. Cà phê đang dần trở thành đồ uống quen thuộc với người tiêu dùng Trung Quốc. Đây được coi là thị trường tiềm năng lớn, thu hút nhiều hãng cà phê mở rộng chuỗi cửa hàng như Starbucks hay Luckin Coffee. 

Tuy nhiên, so với các nước tiêu thụ cà phê lớn khác thì thị trường Trung Quốc mới ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển, người tiêu dùng chủ yếu vẫn sử dụng cà phê hòa tan. 

Dịch Covid-19 buộc hãng Starbucks phải đóng cửa hơn 2.000 cửa hàng tại Trung Quốc vào cuối tháng 1/2020. Từ ngày 5/3/2020, hơn 90% cửa hàng Starbucks tại Trung Quốc đã hoạt động trở lại. 

Trong khi đó, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ, 2 thị trường nhập khẩu và tiêu thụ cà phê lớn trên thế giới. Điều này chắc chắn sẽ khiến nhập khẩu cà phê toàn cầu giảm do tiêu thụ giảm sâu. 

Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ 2020/21 của Brazil sẽ kết thúc vào tháng 9/2021 được dự báo sẽ bội thu theo chu kỳ, do đó thị trường nhiều khả năng sẽ xảy ra tình trạng dư cung, gây áp lực lên giá cà phê. 

Theo Statista - kênh thống kê, nghiên cứu và dự đoán tình hình thương mại toàn cầu cho biết, trên thế giới, trung bình có tới 75% cà phê tiêu thụ tại các nhà hàng, tiêu thụ ở nhà chỉ là 25%. 

Do lo ngại dịch Covid-19, nhiều người ở nhà và hàng loạt cửa hàng cà phê phải đóng cửa khiến tình hình tiêu thụ mặt hàng này giảm mạnh tại Trung Quốc do người Trung Quốc không có thói quen uống cà phê tại nhà mà ưa chuộng việc thưởng thức cà phê tại cửa hàng.

Cập nhật giá hồ tiêu

Giá tiêu hôm nay toàn vùng Tây Nguyên và miền Nam không đổi, dao động trong khoảng 35.500 - 37.500 đồng/kg. 

Tỉnh

 

/huyện (khu vực khảo sát)
Giá thu mua

 

Đơn vị: VNĐ/kg
ĐẮK LẮK 
— Ea H'leo36.500
GIA LAI 
— Chư Sê35.500
ĐẮK NÔNG 
— Gia Nghĩa36.500
BÀ RỊA - VŨNG TÀU 
— Giá trung bình37.500
BÌNH PHƯỚC 
— Giá trung bình37.000
ĐỒNG NAI 
— Giá trung bình36.000

Theo tính toán từ số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của nước này trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt 10.595 tấn, trị giá 31,91 triệu USD, giảm 13,4% về lượng và giảm 21,8% về trị giá so với 2 tháng đầu năm 2019. 

Giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ trong 2 tháng đầu năm 2020 đạt mức 3.012 USD/tấn, giảm 9,7% so với cùng kỳ năm 2019. 

Trong đó, giá nhập khẩu bình quân hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường giảm như: Việt Nam giảm 12,9%, xuống còn mức 2.916 USD/tấn; Indonesia giảm 11,8%, xuống mức 3.248 USD/tấn; Ấn Độ giảm 15,1%, xuống mức 3.888 USD/tấn. 

Ngược lại, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ các thị trường tăng như: Brazil tăng 3,1%, lên mức 2.321 USD/tấn; Ecuador tăng 1%, lên mức 2.523 USD/tấn. 

Cập nhật giá cao su

Trên  Sở Giao dịch hàng hóa kỳ hạn Tokyo (Tocom) (Nhật Bản), giá cao su giao tháng 4/2020 lúc 10h45 ngày 15/4 (giờ địa phương) tăng 0,6% lên 143,5 yen/kg.

Theo số liệu thống kê của Cơ quan Hải quan Thái Lan, 2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su (mã HS: 4001; 4002; 4003; 4005) của Thái Lan đạt 928,05 nghìn tấn, trị giá 38,45 tỉ Baht (tương đương 1,16 tỉ USD), tăng 1,6% về lượng và tăng 3,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019. 

Trong đó, Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản và Mỹ là các thị trường xuất khẩu cao su chính của Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2020. 

2 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu cao su của Thái Lan sang Trung Quốc đạt 551,85 nghìn tấn, trị giá 22,53 tỉ Baht (tương đương với 684,46 triệu USD), tăng 14,8% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 59,5% trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2020. 

Về cơ cấu chủng loại xuất khẩu: Trong 2 tháng đầu năm 2020, Thái Lan xuất khẩu 574,97 nghìn tấn cao su tự nhiên (mã HS 4001), trị giá 22,9 tỉ Baht (tương đương 695,57 triệu USD), giảm 1,9% về lượng, nhưng tăng 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia và Nhật Bản. 

Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 238,87 nghìn tấn, trị giá 9,41 tỉ Baht (tương đương 285,75 triệu USD), tăng 19,5% về lượng và tăng 26,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 41,5% lượng cao su tự nhiên xuất khẩu của Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2020. 

Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Thái Lan trong 2 tháng đầu năm 2020 có sự thay đổi khi tỉ trọng xuất khẩu sang Malaysia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc giảm, trong khi tỉ trọng xuất khẩu sang Trung Quốc lại tăng mạnh.