Mỹ đang là thị trường nhập khẩu nhiều nhất cá ngừ của Việt Nam với tỷ trọng chiếm hơn 39%. Chính vì thế, các doanh nghiệp đang lo ngại về những chính sách thương mại, đặc biệt là các mức thuế quan mà chính quyền Trump có thể áp dụng với các quốc gia đang có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Năm 2024, ngành cá ngừ của Việt Nam gặp nhiều khó khăn vướng mắc trong nửa cuối năm. Đây là một năm đáng ghi nhớ đối ngành này khi kim ngạch xuất khẩu cán mốc xấp xỉ 1 tỷ USD. Tuy nhiên, để giữ được đà tăng trưởng này, ngành cá ngừ cần có động lực thúc đẩy.
Nguồn cung cá ngừ vằn trong nước bị hạn chế do quy định về kích thước tối thiểu được phép khai thác được đưa ra tại Nghị định 37/2024/NĐ-CP đã tác động tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu cá ngừ đóng hộp của Việt Nam.
Không chỉ doanh nghiệp mà ngư dân các tỉnh miền Trung cũng đang phải kêu cứu vì quy định kích thước tối thiểu khi đánh bắt cá ngừ vằn, theo quy định trong Nghị định 37/2024/NĐ-CP.
Xuất khẩu vẫn tăng là do lượng cá ngừ vằn nguyên liệu dự trữ tại các doanh nghiệp đã được cấp giấy xác nhận vẫn còn, tuy nhiên lượng nguyên liệu dự trữ này cũng đang cạn dần.
Liên minh châu Âu (EU) và Thái Lan đã bước sang vòng đàm phán tiếp theo và có thể tiến tới ký kết Hiệp định thương mại tự do (ETFTA). Việc này dự kiến sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho các sản phẩm cá ngừ của Việt Nam tại khối thị trường EU.
So với tháng 1/2023, trừ Thái Lan, xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường còn lại đều tăng cao như Italy tăng gấp gần 5 lần, sang Israel tăng 43%, Libăng tăng gấp 13 lần.
VASEP cho rằng ngành hàng cá ngừ tỷ USD của Việt Nam có nguy co hẹp và bị cạnh tranh thị phần tại châu Âu, cũng như nguồn cung nguyên liệu cá ngừ khi các doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam sang Mỹ đã giảm 49%, chỉ đạt hơn 171 triệu USD. VASEP cho rằng sự sụt giảm này chỉ mang tính thời điểm, không phải là xu hướng chủ đạo trong thời gian tới.
VASEP cho biết xuất khẩu cá ngừ trong quý I đạt hơn 180 triệu USD, giảm 30% so với cùng kỳ năm 2022. Nhu cầu nhập khẩu tại các thị trường này sẽ vẫn thấp trong quý tới, điều này có nghĩa xuất khẩu cá ngừ trong quý II khó tăng trưởng dương.
Trong khi xuất khẩu cá ngừ sang các thị trường chính như Mỹ, CPTPP giảm mạnh, thì các thị trường ngách như Israel, Nga, Hàn Quốc, Anh, Phần Lan... lại ghi nhận tăng trưởng ba con số.
Xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ chế biến khác mã HS16, cụ thể là loin cá ngừ hấp đông lạnh vẫn tăng trưởng dương 25% so với tháng 1/2022. VASEP dự báo xuất khẩu mặt hàng này sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong quý I/2023.
Kim ngạch xuất khẩu cá ngừ trong tháng 1 chỉ đạt hơn 50 triệu USD, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2022. VASEP cho rằng trong bối cảnh suy thoái kinh tế, xuất khẩu mặt hàng này khó có thể tăng trưởng mạnh.