Gần 80 triệu cổ phiếu đặt mua ở giá khởi điểm, đấu giá Hapro thu về hơn 980 tỷ đồng
Nguyên nhân nào khiến nhà đầu tư cá nhân đổ xô đi đặt hàng cổ phiếu Hapro? | |
Nhà đầu tư cá nhân 'xâu xé' cổ phần trong phiên đấu giá Hapro |
Ngày 30/3 diễn ra phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Thương Mại Hà Nội (Hapro).
Phiên đấu giá cổ phần Hapro diễn ra ngày 30/3 |
Bảng thống kê diễn biến phiên đấu giá sau hơn 20 phút. (Ảnh: Đông A). |
Sau khoảng 30 phút kể từ thời điểm bắt đầu phiên đấu giá, giá đấu cao nhất ghi nhận là 16.900 đồng/cp, với khối lượng đặt mua 75.000 đơn vị. Top 3 lệnh đặt với khối lượng cao nhất duy trì từ 200.000 - hơn 400.000 đơn vị và tầm giá dao động từ 13.000 đồng - 14.000 đồng/cp.
Khoảng 9h, xuất hiện lệnh mua khối lượng trên 1 triệu cổ phiếu đầu tiên tại giá mua 12.800 đồng/cp, bằng giá khởi điểm chào bán.
Thời điểm 9h50', xuất hiện loạt lệnh mua cổ phiếu Hapro lượng lớn ở mức giá khởi điểm, đáng chú ý có những lệnh đặt trên 10 triệu cổ phiếu.
Tổng khối lượng đặt mua cổ phiếu Hapro thời điểm này ở mức giá 12.800 đồng/cp đã được nâng lên con số gần 80 triệu, vượt tổng lượng cổ phần đem đấu giá.
Tổng khối lượng đặt mua cổ phần ở mức giá 13.000 đồng/cp và 13.300 đồng/cp lần lượt ở mức trên 2 triệu và 6 triệu đơn vị. Trong khi đó, giá đặt mua cao nhất 20.000 đồng/cp chỉ với khối lượng vỏn vẹn 20.000.
Đúng 10h sáng, phiên đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng Hapro kết thúc, toàn bộ lượng cổ phần chào bán hết với giá đấu trung bình 12.908 đồng/cp cao hơn 100 đồng so với mức giá khởi điểm. Giá trúng thành công cao nhất 20.000 đồng.
Tổng số tiền thu về từ đợt chào bán đấu giá trên 980 tỷ đồng.
Giá đấu trung bình cổ phiếu Hapro là 12.908 đồng/cp |
Trước đó vài ngày, Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) công bố kết quả đăng ký mua cổ phần Hapro với tổng khối lượng hơn 93 triệu cổ phiếu, cao hơn 23% so với lượng chào bán.
Trong số 346 nhà đầu tư đăng ký mua cổ phần Hapro, phần ưu thế nghiêng về nhà đầu tư cá nhân khi có tới 344 người, đăng ký mua gần 92,5 triệu cổ phiếu; hai nhà đầu tư tổ chức còn lại chỉ đăng ký mua 700.000 cổ phiếu.
Mặc dù hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ song điểm nhà đầu tư quan tấm nhất ở Hapro lại là do doanh nghiệp này sở hữu nhiều khu “đất vàng” trong khu vực Phố cổ Hà Nội thông qua sở hữu trực tiếp và các công ty con như như Trung tâm Thương mại dịch vụ Tràng Thi tại 10B Tràng Thi hay CTCP Thủy Tạ (Mã: TTJ) cũng đang quản lý 8 khu bất động sản là nơi đặt trụ sở làm việc và phục vụ kinh doanh nhà hàng quanh khu hồ Gươm...
Sau cổ phần hoá, UBND TP Hà Nội phê duyệt phương án giao đất, nhà cho Công ty mẹ của Hapro gồm 114 địa điểm với 96 địa điểm thuộc Hà Nội, còn lại là các tỉnh, thành phố khác.
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã có quyết định phê duyệt nhà đầu tư chiến lược trong phương án cổ phần hoá Công ty mẹ - Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) là Công ty TNHH Motor N.A Việt Nam.
Cụ thể Motor N.A sẽ được mua 65% vốn (143 triệu cổ phần) của Hapro, đồng thời phải đặt cọc ngay 30% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm (12.800 đồng/cp). Như vậy, Hapro sẽ phải chi tối thiểu 1.830 tỷ đồng. Nếu từ bỏ quyền mua Motor N.A sẽ không được nhận lại tiền cọc, tương ứng mất tối thiểu 549 tỷ đồng.
Theo phương án cổ phần hoá, vốn điều lệ của Hapro là 2.200 tỷ đồng tương đương với 220 triệu cổ phần, Nhà nước sẽ không còn nắm giữ cổ phần. 143 triệu cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược (65% vốn), 75,9 triệu cổ phiếu bán đấu giá công khai (chiếm 34,5% vốn) và bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là hơn 1 triệu cổ phần (0,49% vốn).