|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Gần 5.000 tỉ USD vốn hóa của chứng khoán Châu Á bay hơi, thị trường vẫn chưa chạm đáy?

08:35 | 26/10/2018
Chia sẻ
Sau phiên giảm sâu của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 24/10, chỉ số chính của thị trường chứng khoán châu Á cũng sụp đổ và chính thức bước vào giai đoạn giá xuống. Vốn hóa các thị trường trong khu vực đã mất hơn 4.900 tỉ USD kể từ đầu năm.
 
gan 5000 ti usd von hoa cua chung khoan chau a bay hoi thi truong van chua cham day [Phần 1] Chứng khoán thế giới chao đảo, vốn hóa hai sàn trong nước mất hơn 16 tỉ USD trong 15 phiên, điều gì đang diễn ra?

Tính đến 16h30 ngày 25/10 giờ Hong Kong, chỉ số MSCI Asia Pacific giảm 2% so với đầu ngày. So với đỉnh hồi tháng 1 năm nay, chỉ số này đã mất 22%. Chỉ số Topix của Nhật Bản giảm 3,1% xuống mức thấp nhất kể từ tháng 9/2017 trong khi chỉ số Nikkei 225 mất 3,7%.

Chỉ số Kospi giảm 1,6% đưa thị trường chứng khoán Hàn Quốc vào vùng giá xuống (bear market) sau khi nước này công bố số liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế quý III chậm hơn dự đoán. Thị trường chứng khoán Hong Kong cũng sụt giảm mạnh.

gan 5000 ti usd von hoa cua chung khoan chau a bay hoi thi truong van chua cham day
Chỉ số chứng khoán chính của khu vực châu Á (MSCI Asia Pacific Index) giảm 20% từ đỉnh hồi tháng 1, chính thức bước vào thị trường giá xuống (bear market). Nguồn: Bloomberg.

Sau phiên giảm điểm mạnh hôm 24/10, hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu của thị trường Mỹ cho thấy có thể sẽ có sự hồi phục nhẹ trong thời gian tới. Các hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số S&P500 đáo hạn tháng 12 tăng 0,6%. HĐTL chỉ số Nasdaq 100 và Dow Jones tăng lần lượt 1,1% và 0,6%. Tuy vậy, đợt bán tháo hôm 24/10 vẫn là một cú sốc lớn đối với tâm lý thị trường, chỉ số Nasdaq (gồm nhiều cổ phiếu công nghệ) giảm 4,4% - mức giảm lớn nhất trong một phiên từ tháng 8/2011, đồng thời đưa chỉ số này vào vùng điều chỉnh (giảm 10% từ đỉnh).

Cả chỉ số Dow Jones và S&P 500 đều đã xóa sạch thành quả tăng điểm từ đầu năm, mặc dù lợi nhuận hoạt động của các công ty trong chỉ số S&P 500 đang cao gấp đôi mức bình quân lịch sử.

Sự bất ổn của thị trường đã quay trở lại, và các nhà đầu tư tại Châu Á đang chuẩn bị cho tình huống xấu hơn. Theo số liệu của Bloomberg, chỉ số MSCI Asia Pacific biến động trung bình 0,9%/ngày trong giai đoạn 1-24/10, mức biến động lớn nhất kể từ tháng 6/2016.

Nguyên nhân khiến thị trường châu Á đi xuống đã khá rõ ràng: cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, lo ngại tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận giảm tốc, cổ phiếu công nghệ bị bán tháo và lãi suất tăng lên trong bối cảnh Cục dự trữ liên bang Mỹ thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên tuần này, nhân tố khiến nhà đầu tư lo ngại nhất là đồng USD tăng lên ngưỡng cao nhất trong lịch sử.

Ông Steven Leung, giám đốc điều hành tại ngân hàng UOB Kay Hian (Hong Kong) nhận định “Đồng USD liên tục mạnh lên trong năm nay và tốc độ mạnh lên cũng đang tăng nhanh. Dòng tiền có thể tiếp tục chảy về Mỹ và khiến cho tình trạng rút vốn ở các thị trường mới nổi càng thêm trầm trọng vào cuối năm”.

Việc đồng USD mạnh lên đã khiến dòng vốn ồ nước ngoài ạt rút khỏi các quỹ cổ phiếu tại Châu Á, đồng thời buộc các ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất để bảo vệ giá trị đồng nội tệ nước mình. Tuy nhiên động thái tăng lãi suất này lại gây áp lực lên thị trường cổ phiếu trong nước - tạo ra một vòng luẩn quẩn, ông Leung nói. Ông dự báo thị trường cổ phiếu khu vực sẽ còn tiếp tục biến động mạnh

Đầu tháng này, Cục Dự trữ Liên Bang Mỹ phát đi tín hiệu khá “diều hâu” (ủng hộ thắt chặt tiền tệ). Thị trường chứng khoán Trung Quốc thì rơi xuống vùng nhạy cảm khi chỉ số Shanghai Composite đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 11/2014. Những diễn biến này chỉ như đổ thêm dầu vào lò lửa chứng khoán Châu Á.

Ông Armand Yeung, giám đốc điều hành tại Central Asset Investments (Hong Kong) cho biết: “Liệu thị trường châu Á có thể chịu được 4 đợt tăng lãi suất tại Mỹ vào năm sau không? Mọi người nên suy nghĩ nghiêm túc về vấn đề này. Hầu hết những người như chúng tôi hiện tỏ ra khá thận trọng và đã bắt đầu giảm tỉ trọng cổ phiếu, chủ yếu tập trung vào các cổ phiếu có tính phòng thủ và một số trái phiếu”.

Chỉ số MSCI Asia Pacific đã giảm 11% trong tháng 10, nhiều khả năng đây sẽ là tháng giảm sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 10 năm về trước. Chỉ số này đang giảm mạnh hơn cả chỉ số S&P 500 và Stoxx Europe 600. Hầu hết các chỉ số diễn biến tiêu cực nhất thế giới trong năm nay cũng đến từ khu vực châu Á.

Nếu các cổ phiếu công nghệ - chiếm 1/5 chỉ số tham chiếu khu vực và là nhóm giảm điểm mạnh nhất năm 2018 – tiếp tục diễn biến tiêu cực, nhà đầu tư có thể sẽ phải chuẩn bị cho nhiều sóng gió phía trước.

Ông Jim McCafferty giám đốc nghiên cứu cổ phiếu khu vực Châu Á (ngoại trừ Nhật Bản) tại Nomura Holdings nhận định “Chúng tôi vẫn chưa lường hết được những hệ quả của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung khi cả hai siêu cường này liên tục phản pháo qua lại. Các hãng công nghệ lớn của Mỹ cũng đang trong tình trạng bất ổn, và sự bất ổn này sẽ lan tới chuỗi cung ứng tại Châu Á”.

Xem thêm

Song Ngọc

[LIVE] ĐHĐCĐ Vietcombank: Dư nợ cho CBBank vay 10.000 tỷ năm 2022 đã giảm về 1.000 tỷ vào cuối quý I
Ngân hàng dự kiến sẽ trình phương án tiếp tục dùng lợi nhuận của năm 2023 để chia cổ tức. Tuy nhiên, việc chia cổ tức theo hình thức nào (cổ phiếu hay tiền mặt) cần sự phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền.