|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Gần 423 triệu cổ phiếu VIC vừa được niêm yết bổ sung, sắp về tài khoản nhà đầu tư

17:21 | 20/09/2021
Chia sẻ
Hiện nay, Vingroup có vốn điều lệ lớn thứ 6 thị trường chứng khoán Việt Nam với hơn 3,8 tỷ cổ phiếu VIC đang lưu hành.
Gần 423 triệu cổ phiếu VIC vừa được niêm yết bổ sung, sắp về tài khoản nhà đầu tư - Ảnh 1.

Một trung tâm thương mại của Vingroup tại Hà Nội. (Ảnh: Song Ngọc).

Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vừa cho biết 422,78 triệu cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup đã được niêm yết bổ sung vào ngày hôm nay 20/9. Kể từ ngày 24/9 tới đây, số cổ phiếu VIC nói trên sẽ về tài khoản và nhà đầu tư có thể bắt đầu giao dịch.

Gần 423 triệu cổ phiếu này được Vingroup phát hành để trả cổ tức năm 2020 theo tỷ lệ 12,49999%. 

Sau phát hành, Vingroup có hơn 3,8 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, tương ứng với vốn điều lệ hơn 38.000 tỷ đồng, đứng thứ 6 trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Công ty con của Vingroup là Vinhomes gần đây cũng chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 30%, nâng vốn điều lệ lên trên 43.500 tỷ đồng, xếp thứ 3 toàn thị trường chỉ sau VietinBank (Mã: CTG) và Hòa Phát (Mã: HPG).

VPBank (Mã: VPB) đang đứng thứ 13 trên bảng xếp hạng với 2,47 tỷ cổ phiếu lưu hành (không kể 60 triệu cổ phiếu quỹ). Tuy nhiên nhà băng này chuẩn bị phát hành thêm xấp xỉ 2 tỷ cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 80% để tăng vốn cũng như để trả cổ tức năm 2020. 

Dự kiến sau phát hành, VPBank sẽ có khoảng 4,45 tỷ cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.

Gần 423 triệu cổ phiếu VIC vừa được niêm yết bổ sung, sắp về tài khoản nhà đầu tư - Ảnh 2.

Kết phiên 20/9, giá cổ phiếu VIC giảm 0,1% còn 86.700 đồng/cp, thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2021 trở lại đây. Vốn hóa Vingroup hiện đạt 330.000 tỷ đồng, đứng sau Vietcombank và Vinhomes nhưng trên Hòa Phát.

Nửa đầu năm nay, Vingroup báo lãi sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 3.544 tỷ đồng, tăng gần 43% so với cùng kỳ 2020.

Gần 423 triệu cổ phiếu VIC vừa được niêm yết bổ sung, sắp về tài khoản nhà đầu tư - Ảnh 4.

Diễn biến giá cổ phiếu VIC từ cuối năm 2020 đến hết phiên 20/9/2021. (Nguồn: TradingView).

Song Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.