|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Quốc tế

G7 nhất trí tăng cường hỗ trợ các nước đang phát triển

09:26 | 21/05/2023
Chia sẻ
G7 nhấn mạnh tính cấp thiết của việc củng cố chuỗi cung ứng cho các nguyên liệu công nghiệp, như chất bán dẫn, và thực hiện các biện pháp cần thiết để chống lại các hạn chế thương mại đơn phương.

Tại ngày họp thứ 2 trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Hiroshima (Nhật Bản), lãnh đạo nhóm này đã ra tuyên bố khẳng định sẽ tăng cường hỗ trợ năng lượng và phát triển cho các nước mới nổi và đang phát triển vốn gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn đầu tư và nợ nước ngoài.

Lãnh đạo các nước G7 hối thúc tất cả các nước trên thế giới không "vũ khí hóa" kinh tế để thực hiện các mục đích chính trị.

Trong tuyên bố, G7 nhấn mạnh tính cấp thiết của việc củng cố chuỗi cung ứng cho các nguyên liệu công nghiệp, chẳng hạn như chất bán dẫn, và thực hiện các biện pháp cần thiết để chống lại các hạn chế thương mại đơn phương.

[Hội nghị thượng đỉnh G7: Ủng hộ gia hạn thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen]

G7 kêu gọi tất cả các quốc gia tuân thủ nguyên tắc "minh bạch, đa dạng hóa, an ninh, bền vững, uy tín và đáng tin cậy" trong việc xây dựng các mạng lưới chuỗi cung ứng.

Lãnh đạo các nước G7 nhất trí thực hiện các biện pháp để bảo đảm an ninh lương thực trong bối cảnh nguồn cung hạn chế, một phần chịu ảnh hưởng từ cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Hội nghị thượng đỉnh G7 diễn ra trong 3 ngày từ 19-21/5 tại Hiroshima. Trong ngày đầu tiên của hội nghị, lãnh đạo các nước G7 đã kêu gọi hướng đến một “thế giới không có vũ khí hạt nhân.”

Trong ngày họp thứ 2, các nhà lãnh đạo G7 thảo luận về các vấn đề như tăng cường chuỗi cung ứng chất bán dẫn và lương thực, vấn đề y tế công, viện trợ phát triển, bình đẳng giới và biến đổi khí hậu.

Ngày cuối cùng của hội nghị được dự kiến bàn về việc thúc đẩy hòa bình trên thế giới.

Lan Phương

Vì sao số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng cao trong khi các chỉ số vĩ mô tích cực?
Trong năm 2024, dù hầu hết chỉ số kinh tế vĩ mô đều tích cực nhưng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng cao. Điều này cho thấy, tính bền vững trong phục hồi của doanh nghiệp vẫn còn yếu và cần có dư địa chính sách hỗ trợ tốt hơn cho sự phục hồi này.