|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

FOMO: Hội chứng tài chính nguy hiểm bắt nguồn từ mạng xã hội

10:34 | 13/03/2019
Chia sẻ
Bạn sẽ bất ngờ khi biết rằng chính mình cũng có thể đang mắc phải hội chứng tài chính FOMO nguy hiểm này khi sử dụng mạng xã hội quá nhiều.

Vào thời kì hoàng kim của các mạng xã hội, rất nhiều người dành hàng đêm lướt màn hình điện thoại di động của mình để tìm kiếm những sự kiện thú vị nào đang diễn ra hay không, xem người bạn nào đang đi du lịch hay ăn món ăn ngon nào đó mà mình chưa thử... Theo Wisebread, đó là hội chứng sợ bỏ lỡ hay còn gọi là FOMO (Fear Of Missing Out) - một trong những hội chứng tâm lí xuất phát từ mạng xã hội - nơi người dùng luôn được khuyến khích để cập nhật thêm mọi thứ.

Nếu như vào đầu những năm 2000, FOMO có vẻ như là một căn bệnh tâm lí đáng sợ thì sau 15 năm, nó đã trở thành một lối sống thông qua Facebook, Twitter và cách các nền tảng này kích thích tính tò mò, ghen tị bản năng của con người.

Giờ thì chúng ta dường như sống cả đời trên mạng xã hội, ghi lại mọi thứ, từ những kỳ nghỉ xa hoa đến những bữa ăn ngon, FOMO đã trở thành đặc trưng của thế hệ. Dù FOMO có thể thúc đẩy bạn sống một cuộc sống vui vẻ và tự phát, nhưng nó có nhiều khả năng khiến bạn lãng phí mà không thực sự phục vụ các nhu cầu cần thiết cho bạn.

Tuy nhiên, FOMO sẽ không phá hỏng tình hình tài chính hoặc cân bằng cuộc sống của bạn nếu bạn biết cách kiểm soát nó hợp lí và khoa học.

Trên thực tế, FOMO là một khái niệm tương đối đơn giản: nỗi lo lắng rằng chúng ta có thể mất đi thứ gì đó tuyệt vời hơn những gì chúng ta đang hoặc đã có. Nói cách khác, việc chọn bất kỳ một lựa chọn nào sẽ khiến bạn đánh mất các lựa chọn thay thế có thể khác. Thay vì gọi thẳng tên của nỗi sợ đó, các nhà kinh tế lại gọi khái niệm này là "chi phí cơ hội".

FOMO: Hội chứng tài chính nguy hiểm bắt nguồn từ mạng xã hội - Ảnh 1.

Nguồn: Wisebread

Điều khiến FOMO/chi phí cơ hội trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng là thực tế bạn có thể dễ dàng quên đi việc tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hữu ích. Chẳng hạn, khi bạn đang mải mê xem những bức ảnh lung linh trên Instagram của bạn bè trong khi ăn một cốc kem trên sân thượng nắng ấm, bạn có xu hướng tập trung vào việc người khác đang vui vẻ như thế nào hơn thực tế là chính bạn cũng đang tận hưởng một bữa ăn ngon, trong thời tiết tuyệt vời.

Dưới đây là một số khía cạnh khác mà FOMO có thể âm thầm phá vỡ ngân sách và tài chính của bạn.

1. Trải nghiệm

Đây là hình thức FOMO cổ điển nhất. Khi dành tiền đi chơi với bạn bè, thay vì tìm những hoạt động tiết kiệm hoặc miễn phí nhưng thực sự vui chơi cùng nhau thì các bạn sẽ muốn tìm những thứ đắt tiền hơn chỉ để mỗi người một góc và chụp ảnh check-in. 

FOMO sẽ còn nguy hiểm hơn nếu một nhóm bạn có sự chênh lệch thu nhập. Bạn rất dễ dàng chi bộn tiền để theo kịp người bạn giàu nhất trong nhóm thay vì đề xuất các lựa chọn thay thế tiết kiệm hơn hoặc đơn giản là dành buổi tối với Netflix và kem trong tủ lạnh ở nhà riêng.

2. Những mặt hàng thời thượng

Hàng nghìn tín đồ Apple xếp hàng qua đêm để trở thành người đầu tiên sở hữu chiếc iPhone mới nhất không phải vì họ tin rằng sản phẩm này sẽ thay đổi cuộc sống mà họ sợ những gì họ sẽ bỏ lỡ nếu không nâng cấp.

Công nghệ dường như thay đổi với tốc độ ánh sáng và chúng ta không chỉ sợ bỏ lỡ các tính năng mới thú vị, mà chúng ta còn sợ trở thành người "quê mùa" trong nhóm bạn bè mỗi khi rút điện thoại.

3. Thời gian

FOMO có một chi phí thời gian tốn kém đáng kinh ngạc vì nó thường khuyến khích người dùng kiểm tra, cập nhật liên tục. Nếu bạn đang làm điều này hầu hết thời gian riêng của mình thì có thể bạn sẽ không tốn tiền đâu nhưng chắc chắn sẽ gây hại cho các mối quan hệ, sức khỏe và cả công việc của bạn.

Không nhiều người dám tuyên bố bản thân chưa từng kiểm tra Facebook hoặc Twitter tại công ty, lớp học trong giờ làm, giờ học. Mất thời gian quý giá cho một việc vô bổ, không sinh lợi nhuận chính là một tổn thất khác của FOMO.

4. Đầu tư

Bạn có thể không tin nhưng ngay cả các nhà đầu tư cũng thường mắc phải hội chứng FOMO. Điều này xảy ra khi một khoản đầu tư hoặc lĩnh vực cụ thể đang được thực hiện hàng loạt và các nhà đầu tư sợ bỏ lỡ số tiền lớn. Tất nhiên, FOMO thường là nguyên nhân dẫn đến bong bóng kinh tế vỡ. Sự kiện bong bóng nhà đất vỡ vào năm 2008 tại Mỹ đã khiến hàng triệu người trở thành vô gia cư hoặc phá sản.

Vì vậy, dù rất khó để từ bỏ hay hoàn toàn tránh khỏi FOMO, bạn hãy biết cách kiểm soát nó khôn ngoan và hợp lí trước khi đánh mất quá nhiều cho một thế giới ảo và một nỗi lo ảo.

7 điều nên 7 điều nên 'xuống cấp' ngay để tiết kiệm hàng chục triệu đồng Lãi suất ngân hàng MBBank tháng 3/2019 tăng tại một số kì hạn trên 6 thángLãi suất ngân hàng MBBank tháng 3/2019 tăng tại một số kì hạn trên 6 tháng Ngập tràn khuyến mãi ngân hàng ngày 8/3Ngập tràn khuyến mãi ngân hàng ngày 8/3



Thu Phương