|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Chuyên gia tài chính trả lời câu hỏi: Có nên kết hôn với người nghèo hơn?

06:00 | 17/02/2019
Chia sẻ
Vấn đề nên kết hôn với người nghèo hay giàu hơn bạn có lẽ luôn là một chủ đề nhạy cảm và gây tranh cãi. Vậy các chuyên gia tài chính nói gì về điều này?
chuyen gia tai chinh tra loi cau hoi co nen ket hon voi nguoi ngheo hon 4 nguyên tắc tiêu tiền và kiếm tiền không thể bỏ qua cho mọi thời đại
chuyen gia tai chinh tra loi cau hoi co nen ket hon voi nguoi ngheo hon 6 thói quen tài chính điển hình tiết lộ tính cách, vận mệnh con người

Câu hỏi liệu có nên kết hôn hay tiến xa hơn với một người có tình hình tài chính không cân xứng với bạn hoặc gia đình bạn luôn là một chủ đề nhạy cảm, gây tranh cãi. Vậy các chuyên gia tài chính nghĩ gì về vấn đề này?

Những hiểu lầm phổ biến

Đầu tiên, hãy bắt đầu làm rõ một số vấn đề thường bị hiểu nhầm hoặc đánh đồng. Khả năng tài chính ở đây không phải là mức lương 10 triệu đồng/ tháng so với 100 triệu đồng/ tháng mà đó là tiêu chuẩn dựa trên số dư ngân hàng, qui mô danh mục đầu tư hoặc giá trị tài sản ròng. Nói cách khác, chúng ta đang thảo luận về những thói quen một người thể hiện về cách họ đối xử với tiền bạc.

Họ có chi tiêu một cách thiếu suy nghĩ? Sử dụng thẻ tín dụng một cách bốc đồng? Họ có thói quen đánh bạc hay tham gia các hoạt động làm ăn phi pháp? Hay họ là những người chi li tới mức khốn khổ, từ chối chi tiền cho ngay cả những nhu cầu cơ bản nhất?

Không thể phủ nhận mối tương quan chặt chẽ giữa tính cách, thói quen, lối sống của một người với khối tài sản mà anh ấy/ cô ấy đang có. Vì vậy, bạn không thể tự lừa dối bản thân rằng nếu mình kết hôn hay lựa chọn người có tài chính ổn định hơn thì bạn là một kẻ đào mỏ, mê tiền hay tương tự như vậy.

chuyen gia tai chinh tra loi cau hoi co nen ket hon voi nguoi ngheo hon
Nguồn: TheBalance

Sự không tương thích tài chính là vấn đề nghiêm trọng

Sự không tương thích cơ bản - không phải về một con số nào đó – giữa hai người chính là sự đối lập về thế giới quan, giá trị và tầm nhìn của họ về tương lai.

Một lần nữa, đây không phải là về tiền. Cách đối xử với tiền là biểu hiện cho việc hai người đang theo đuổi những giá trị, sở thích, suy nghĩ tương đồng hay khác biệt và đó mới là yếu tố quyết định sự bền vững của một mối quan hệ thay vì cảm giác lâng lâng hạnh phúc của giai đoạn mới hẹn hò.

Nếu bạn là người tiết kiệm và là nhà đầu tư khôn ngoan, có khả năng xác lập thế giới quan và ưu tiên cho tương lai, biết kiểm soát những sở thích cá nhân nhất thời và đưa ra quyết định hợp lý thì không có gì ngạc nhiên khi mối quan hệ với ai đó bốc đồng, đưa ra quyết định thất thường và cảm tính, không quan tâm đến tương lai và khoản tiết kiệm sẽ không thể lâu bền.

Thực tế về kết quả lựa chọn những người không tương thích tài chính

Theo báo cáo của CNBC, tài chính là nguyên nhân hàng đầu gây căng thẳng trong các mối quan hệ lâu dài, với 35% số người được hỏi nói rằng tiền là nguồn xung đột chính trong hôn nhân. Vấn đề dường như trở nên tồi tệ hơn khi các cặp vợ chồng già đi với 44% số người được hỏi trong độ tuổi từ 44 - 54 nói rằng tiền là nguyên nhân lớn nhất gây ra mâu thuẫn trong mối quan hệ của họ.

Dù cuộc khảo sát không giải thích được tại sao xung đột tài chính lại trở nên phổ biến hơn trong độ tuổi đó, đây là một giả thuyết: các cặp vợ chồng trên 40 tuổi cần phải đối mặt với một loạt các nghĩa vụ tài chính như nợ thế chấp, con cái, tiết kiệm cho giáo dục, tiết kiệm hưu trí, hóa đơn y tế và các khoản nợ khác.

Một lý do khác có thể là mức thu nhập cao hơn. Thu nhập của người dân có xu hướng tăng theo thời gian khi họ phát triển thêm kinh nghiệm làm việc và thăng tiến. Một thói quen tài chính từng vô hại với một ngân sách nhỏ có thể trở thành nguyên nhân tranh cãi cũng như tác động khổng lồ khi gắn với ngân sách lớn hơn.

Đặc điểm của một mối quan hệ lành mạnh

Một mối quan hệ lành mạnh đòi hỏi cả hai người phải có chung các giá trị, tầm nhìn và thói quen không chỉ chi tiêu, tiết kiệm, mà còn cả phong cách đầu tư. Đừng lo lắng bởi bạn và đối tác không nhất thiết phải nhìn trực tiếp vào từng chi tiết. Trên thực tế, sẽ tốt hơn nếu bạn chỉ cần xác định được tầm nhìn chung về cách quản lý tài chính trong phạm vi chung sống.

Một người chi tiêu phóng khoáng vừa phải và một người yêu thích sự tối giản hoàn toàn có thể dung hòa với nhau. Một người đầu tư mạo hiểm trong khi người kia lại thích các khoản tiết kiệm an toàn sẽ là sự bổ trợ lí tưởng cho nhau.

Hai bạn không cần phải là một cặp “song sinh” về tài chính có thói quen giống hệt nhau nhưng không bao giờ nên đi quá xa với một người có vẻ nằm ngoài “tần số” của bạn. Lựa chọn bạn đời hay một mối quan hệ nghiêm túc là quyết định mang tính lâu dài và là một khoản đầu tư thực sự nên cân nhắc và hãy thận trọng.

Chúc bạn thành công!

Xem thêm

Thu Phương