|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

4 cách dạy con tiêu tiền, tạo kỹ năng sống quí giá cho con trẻ

16:36 | 29/10/2018
Chia sẻ
Bất kì đứa trẻ nào cũng sẽ tự tin bước vào đời với các kỹ năng quản lý tiền được cha mẹ dạy từ trước đó. Đó là vốn sống quí giá cho con bạn khi sở hữu tiền bạc trong tương lai. 
4 cach day con tieu tien tao ky nang song qui gia cho con tre Ông chủ điện tử Asanzo: Tôi ở căn hộ chung cư, có ngày không tiêu tiền
4 cach day con tieu tien tao ky nang song qui gia cho con tre Những người giàu nhất thế giới tiêu tiền như thế nào?

Nhiều người hay nói rằng tiền bạc ko thể mua được hạnh phúc nhưng giá trị của đồng tiền có thể huấn luyện trẻ về nhận thức và tạo ra các hành vi đúng để có thể ra các quyết định đúng trong suốt cuộc đời.

Không quá lời nếu nói phần lớn người Việt Nam có thiệt thòi về các kỹ năng quản lý tài chính. Chiến tranh gần 1 thế kỉ và thời kì bao cấp kéo dài đã khiến nhiều thế hệ người lớn không được tiếp cận với các kiến thức và kĩ năng tiêu chuẩn về quản lý tiền bạc.

Hệ quả là hầu hết mọi người cư xử với đồng tiền rất bản năng, và chúng ta, những đứa trẻ học theo cha mẹ, tiếp tục “vô tư và ngờ nghệch” với đồng tiền, ngay cả khi chúng ta lớn lên và kiếm được tiền.

4 cach day con tieu tien tao ky nang song qui gia cho con tre
Ảnh minh hoạ.

Tin tốt là chúng ta có đầy đủ nguồn lực để thế hệ con cháu không lặp lại các “sai lầm” về tiền bạc như các thế hệ trước. Với sự phát triển của công nghệ in ấn, sách báo, phổ biến của internet và các phần mềm tài chính, bất kì đứa trẻ nào cũng có thể được tiếp cận các khái niệm về tiền bạc từ rất sớm, phù hợp với lứa tuổi của chúng.

Hầu hết mọi người hay nói rằng tiền bạc không thể mua được hạnh phúc, nhưng giá trị của đồng tiền có thể huấn luyện trẻ về nhận thức và tạo ra các hành vi đúng để có thể ra các quyết định đúng trong suốt cuộc đời. Nếu thực hiện đầy đủ các nguyên tắc về giáo dục, bất kì đứa trẻ nào cũng tự tin bước vào đời với các kỹ năng quản lý tiền được cha mẹ dạytừ trước đó.

Dưới đây là một vài các kỹ thuật giáo dục như vậy:

1. Cung cấp các khoản tiền một cách khiêm tốn

Cho đứa trẻ những khoản tiền nhỏ vào cuối tuần hoặc cuối tháng để chúng có thể mua sắm một vài món đồ ưa thích sẽ giúp chúng học được nhiều điều.

Đầu tiên là sự kiên nhẫn, những đứa trẻ giỏi kiên nhẫn hơn thường ít nóng giận, học tốt hơn khi lớn lên và sớm thể hiện năng lực hòa đồng và lãnh đạo.

Thứ hai, trẻ sẽ học được giá trị của đồng tiền và ước lượng mình có thể mua được gì với số tiền đó. Nếu bạn luôn mở hầu bao bất kì khi nào trẻ hỏi tiền, chúng sẽ chẳng học được gì về các khái niệm chi tiêu hay tiết kiệm.

2. Hãy để chúng tự mua món đồ mình thích

Có một số đồ của trẻ con mà bạn sẽ thích tự mua cho chúng, một số rất có ích cho sức khỏe và sự phát triển trí não, ví như xe đạp hay đôi giầy thể thao. Nhưng có 1 số vật mà bạn không thích chúng xuất hiện quá nhiều trong thời thơ ấu của con bạn. Ví như chuyện tranh hay trò chơi điện tử.

Dù vậy, đó lại là một cơ hội tốt để bạn có thể dạy trẻ cách lao động và tự mua thứ chúng thích, bất kể bạn có thích thứ đó hay không. Nhưng nếu trẻ nỗ lực thì bạn có thể trao cho chúng cơ hội. Hãy để trẻ tiết kiệm số tiền có được hàng kì (tuần, tháng), làm việc nhà để có tiền, thậm chí chơi trò – thuê – trả phí với chính con bạn để giúp chúng có thêm tiền.

Nếu bạn thuê trẻ để lau nhà hoặc bất kì việc, hãy chắc chắn rằng không trả tiền quá nhiều. Vì đây là bài học, và trẻ cần được học cách hiểu giá trị của đồng tiền và công lao động.

3. Khuyến khích trẻ góp tiền cho các quỹ từ thiện

Tiền bạc không chỉ là tích lũy tài sản, đó còn là cách mỗi người đối xử với nhau. Theo đó, góp tiền giúp những người nghèo khó hoặc bị bệnh còn là cơ hội để bạn dạy cho con cách hiểu về nỗi đau và cả sự nghèo khó. Giúp chúng hiểu được đồng tiền dù nhỏ sẽ có ích như nào với những người tay trắng. Đây là cách tốt để trẻ có trải nghiệm về giá trị đồng tiền, lòng lương thiện và sự tử tế.

4. Dạy trẻ về lãi suất

Nghe có vẻ phức tạp, nhưng thực tế là bạn không cần phải là một chuyên gia tài chính để hiểu về lãi suất để có thể dạy cho trẻ. Bởi vì bạn hoàn toàn có thể đưa ra các quy ước cho riêng mình và cho trẻ.

Ví dụ: Một gia đình quy ước, nếu trẻ giữ được 100.000 đồng trong vòng 3 tháng, cha mẹ sẽ cho thêm 20.000 đồng vào tài khoản của trẻ và được gọi là một khoản lãi trên số tiền trẻ tiết kiệm được.

Số tiền lãi sẽ nhiều hơn, theo thời gian và số tiền và trẻ tiết kiệm được. Ví dụ: 300.000 đồng cho khoản tiền 1 triệu đồng trẻ giữ được trong 1 năm.

Lời khuyên của tôi là các cha mẹ không nên có các “thời kì trả lãi” quá dài, lên tới hàng tháng. Hầu hết trẻ không đợi lâu được như vậy để học được một bài học. Khoảng thời gian khoảng một tuần hoặc vài tuần thường có hiệu quả hơn.

Xem thêm

Đào Hiếu