|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

10 thói quen tiêu tiền nên từ bỏ để thành công trong năm 2019

08:00 | 07/02/2019
Chia sẻ
Nếu bạn đang làm việc cật lực và vẫn không giữ được khoản tiết kiệm nào thì rất có thể bạn đang sở hữu 10 thói quen tiêu tiền sai lầm này.

Đã đến lúc "từ giã" nhiều thói quen tiêu tiền sai lầm

Một số thói quen tiêu tiền phổ biến đến mức chúng ta coi là bình thường lại tiềm ẩn nhiều tác hại không ngờ đến công việc kinh doanh, đầu tư hay tiết kiệm dài hạn cho bản thân và gia đình. Cùng các chuyên gia của Investopia điểm lại 10 cách chi tiêu có hại nhiều người mắc phải nhất hiện nay.

10 thoi quen tieu tien nen tu bo de thanh cong trong nam 2019
Nguồn: Getty

1. Chi tiêu quá mức

Những khoản tiêu vặt hàng ngày khoảng vài chục nghìn đồng có thể không phải vấn đề lớn vào thời điểm bạn muốn mua một cốc café Starbuck, lấy một gói thuốc lá, ăn tối hoặc mua vé xem bộ phim vừa công chiếu.

Tuy nhiên, chỉ cần khoảng 150 nghìn đồng mỗi ngày cho việc ăn uống đã tiêu tốn của bạn gần 55 triệu đồng mỗi năm – một khoản tiền có thể giúp bạn bắt đầu kinh doanh nhỏ lẻ, mua sắm nội thất hay cải tạo nhà ở. Nếu bạn đang gặp khó khăn về tiền bạc, thói quen này thực sự có vấn đề và sẽ ảnh hưởng tới tương lai tài chính của bạn hơn bao giờ hết.

2. Không cân nhắc các hợp đồng dịch vụ dài hạn

Hãy tự hỏi bản thân có thực sự cần các dịch vụ phải trả tiền hàng tháng, hàng năm như truyền hình cáp, dịch vụ âm nhạc hoặc thẻ thành viên ở phòng tập thể dục ưa thích. Những dịch vụ này buộc bạn phải trả tiền không ngừng nhưng không để bạn sở hữu bất cứ điều gì.

Khi ngân sách eo hẹp hoặc bạn đang muốn tiết kiệm nhiều hơn, tạo ra một lối sống tối giản có thể giúp tiền tiết kiệm của bạn đầy lên nhanh chóng và giúp bạn thoát khỏi khó khăn tài chính.

3. Sống bằng tiền vay

Dùng thẻ tín dụng để mua nhu yếu phẩm đã trở thành việc bình thường. Nhưng ngay cả khi số lượng người tiêu dùng sẵn sàng trả lãi suất hai chữ số cho xăng, cửa hàng tạp hóa và một loạt các mặt hàng khác ngày càng tăng, đừng là một trong số họ.

Lãi suất thẻ tín dụng luôn đẩy giá của các mặt hàng lên mức đắt hơn nhiều. Phụ thuộc vào tín dụng cũng có xu hướng khiến bạn chi tiêu nhiều hơn số tiền kiếm được.

4. Mua đồ xa xỉ

Hàng triệu chiếc ô tô và iPhone mới được bán ra mỗi năm mặc dù ít người mua có thể tự mình thanh toán sòng phẳng một lần. Xét cho cùng, việc có khả năng chi trả cho việc thanh toán không giống như khả năng chi trả cho một món hàng xa xỉ. Vay tiền để mua chúng, người tiêu dùng phải trả lãi cho một tài sản ngày càng mất giá, làm tăng sự khác biệt giữa giá trị của chiếc xe và giá phải trả. Tệ hơn nữa, nhiều người có thói quen chạy theo xu hướng và cứ tiếp tục mua những sản phẩm mới ra và bán lại thứ đã mua ở mức giá rẻ mạt.

Đôi khi một người không có lựa chọn nào khác ngoài việc vay tiền để mua món đồ yêu thích nhưng có bao nhiêu người thực sự cần một chiếc SUV 7 chỗ hay một chiếc iPhone với màn hình lớn hơn?

10 thoi quen tieu tien nen tu bo de thanh cong trong nam 2019
Nguồn: Getty

5. Chi tiêu quá nhiều cho ngôi nhà của bạn

Khi nói đến việc mua một ngôi nhà, diện tích lớn không đồng nghĩa với cuộc sống tốt hơn. Trừ khi bạn có một gia đình lớn, việc chọn một ngôi nhà rộng 6.000 mét vuông sẽ chỉ đồng nghĩa với các loại thuế, bảo trì và tiện ích đắt tiền hơn. Bạn có thực sự muốn thêm một khoản tiền đáng kể, dài hạn như vậy vào ngân sách hàng tháng của mình không?

6. Sử dụng nhà làm tài sản thế chấp

Nhà là một loại tài sản lâu đài. Tái rút vốn và tiền mặt từ đó đồng nghĩa với việc bạn trao quyền sở hữu cho người khác. Nó cũng tiêu tốn của bạn hàng chục triệu đồng tiền lãi và chi phí. Chủ nhà thông minh sẽ muốn xây dựng một tương lai vững chắc bằng cách thanh toán vĩnh viễn cho loại tài sản đặc biệt này.

Ngoài ra, bạn cũng sẽ phải trả nhiều tiền hơn cho ngôi nhà của mình so với giá trị thực và một ngôi nhà thế chấp không đảm bảo lợi thế nào cho bạn nếu muốn bán lại.

7. Tiêu toàn bộ tiền lương

Vào tháng 3/2018, tỉ lệ tiết kiệm cá nhân của hộ gia đình Mỹ chỉ là 3,1%, theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang. Nhiều hộ gia đình đang dùng toàn bộ tiền lương để chi tiêu và một vấn đề bất ngờ phát sinh có thể dễ dàng trở thành thảm họa nếu không có sự chuẩn bị.

Hậu quả lâu dài của bội chi là đặt mọi người rơi vào tình thế bấp bênh: luôn cần tiêu đến đồng xu cuối cùng họ kiếm được và một lần trả lương bị chậm sẽ là thảm họa. Đây không phải là viễn cảnh tốt khi suy thoái kinh tế xảy ra.

Nhiều nhà hoạch định tài chính khuyến cáo mọi người nên giữ một khoản tiết kiệm trị giá ba tháng lương trong một tài khoản có thể sử dụng nhanh chóng. Mất việc làm hoặc suy thoái kinh tế có thể làm cạn kiệt tiền tiết kiệm của bạn và khiến bạn rơi vào vòng xoáy trả nợ. Một khoản tiết kiệm ba tháng có thể là sự khác biệt khi bạn phải quyết định giữ hoặc bán ngôi nhà đang sống.

8. Không tìm cách tăng thu nhập

Nếu bạn không có nguồn tiền lãi từ quỹ tiết kiệm hoặc thông qua các khoản đầu tư tạo thu nhập thụ động khác, bạn không bao giờ có thể ngừng làm việc. Đóng góp hàng tháng cho các tài khoản hưu trí được tiết kiệm là điều cần thiết để nghỉ hưu một cách thoải mái.

9. Trả hết nợ bằng tiền tiết kiệm

Bạn có thể nghĩ rằng nếu khoản nợ của bạn tiêu tốn 19% và tài khoản hưu trí của bạn kiếm được 7%, việc hoán đổi tiền hưu trí cho số nợ có nghĩa là bạn sẽ bỏ túi khoản chênh lệch. Nhưng điều này không đơn giản. Ngoài việc đánh mất lợi thế của lãi kép, bù lại các quỹ hưu trí thật sự rất khó khăn và bạn có thể phải chi trả các khoản phí khổng lồ.

Vay từ tài khoản tiết kiệm hưu trí có thể là một lựa chọn khả thi nhưng ngay cả những người lập kế hoạch tài chính kỉ luật nhất cũng có một thời gian khó khăn khi tiết kiệm cho chúng. Sau khi thanh toán nợ, tâm lí mọi người thường chùng xuống tiếp tục chi tiêu với cùng một tốc độ như trước là thói quen hấp dẫn. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể quay lại nợ nần một lần nữa.

10. Không có kế hoạch

Tương lai tài chính của bạn phụ thuộc vào những gì đang diễn ra ngay bây giờ. Mọi người dành vô số thời giờ để xem TV hoặc lướt mạng xã hội nhưng chỉ dành ra chưa tới hai giờ một tuần để suy nghĩ về tiền bạc. Bạn cần biết mình đang ở đâu để xác định hướng đi phù hợp. Lập kế hoạch tài chính là một ưu tiên và thói quen tốt nên được xây dựng ngay từ hôm nay.

Xem thêm

Thu Phương

Vì sao Mỹ chật vật với lạm phát hơn châu Âu?
Lạm phát có thể đã giảm mạnh từ các mức cao nhất hàng chục năm qua ở cả hai bờ Đại Tây Dương, nhưng tiến triển ở Mỹ đã chững lại, khiến Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) hiện được dự đoán sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất chậm hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).