7 điều về tài chính các cặp đôi mới cưới nên thực hiện để có hôn nhân hạnh phúc
Chớ vội kết hôn trong năm 2019 nếu bạn đang mắc phải 6 sai lầm tài chính này | |
Nghề độc lạ nhất hành tinh: Kiếm tiền tỷ từ kết hôn cho động vật |
Kết hôn là một quyết định luôn gây phấn khích và căng thẳng, đặc biệt nếu bạn đang muốn thảo luận về tiền bạc với người bạn đời tương lai. Làm thế nào để có thể cởi mở trò chuyện về chủ đề nhạy cảm này khi các cặp vợ chồng mới cưới có thể còn e ngại và nhiều cặp vợ chồng lâu năm lại có những nguyên tắc sống riêng?
Dù bạn 19 tuổi hay 90 tuổi thì 7 công việc dưới đây luôn cần được thực hiện nếu bạn muốn có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc với điều kiện tài chính vững vàng.
Nguồn: TheBalance |
1. Thay đổi người thụ hưởng của bạn
Một trong những điều đầu tiên cần làm sau khi kết hôn là xem xét và cập nhật tên người thụ hưởng của các tài khoản tài chính quan trọng như tài khoản đầu tư, tài khoản tiết kiệm, tài khoản hưu trí và các chính sách bảo hiểm xã hội (cuộc sống, sức khỏe, ô tô…). Việc quyết định người thụ hưởng là vợ/ chồng hợp pháp là cách dễ dàng nhất để các tài sản đó được chuyển tiếp suôn sẻ cho người còn lại nếu bạn gặp vấn đề về sức khỏe hoặc tai nạn bất ngờ.
2. Lập di chúc hoặc cập nhật di chúc sẵn có
Nếu bạn có di chúc, bạn cũng cần cập nhật lại các thông tin về người thụ hưởng. Và nếu một hoặc cả hai bạn vẫn chưa viết di chúc thì đó là điều bạn nên làm sớm hơn trước khi chờ mình đến ngưỡng tuổi già. Nếu một hoặc cả hai bạn có khối tài sản đáng kể trước khi bắt đầu cuộc hôn nhân, bạn có lẽ nên trao đổi với luật sư về việc soạn thảo di chúc và có thể trò chuyện chân thành với người bạn đời về quyền quản lý tài sản chung và riêng của hai bạn.
3. Xem lại chế độ bảo hiểm
Nếu bạn đã mua bảo hiểm, hãy tiếp tục duy trì và xem xét cẩn thận để đảm bảo hợp đồng không hết hạn, vô hiệu lực hay gặp trục trặc nào đó, bao gồm mọi thứ từ bảo hiểm của chủ nhà hoặc người thuê nhà đến bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản.
Nếu cả hai bạn đều có bảo hiểm y tế, hãy lập các kế hoạch chặt chẽ để xem liệu duy trì 2 bảo hiểm có ý nghĩa hơn về mặt tài chính hoặc lợi ích hay không để hủy bỏ một trong các chương trình hoặc duy trì cả hai. Bạn thường có 30 ngày sau khi kết hôn để chọn người bạn đời làm người đồng sở hữu mà không cần cung cấp thông tin xác nhận bảo hiểm.
4. Tính tổng giá trị tài sản chung
Nắm được giá trị tài sản chung sau khi đã chính thức kết hôn và hiểu biết tình hình tài chính cá nhân của nhau là hết sức quan trọng. Việc tính giá trị tài sản ròng của hai bạn sẽ hiện thực hóa mọi con số thông qua báo cáo ngân hàng, báo cáo đầu tư, sao kê thẻ tín dụng và các tài liệu khác để liệt kê tài sản và các khoản nợ kết hợp của 2 người để có được cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính sắp tới.
Trong khi kiểm tra hồ sơ tín dụng của nhau, 2 bạn cũng có thể thảo luận về kế hoạch hành động để xử lý các khoản vay, thẻ tín dụng hoặc các khoản nợ khác.
5. Cân nhắc các mục tiêu tài chính
Thiết lập mục tiêu có lẽ là một trong những việc quan trọng nhất đối với một cặp vợ chồng mới cưới. Lí tưởng nhất là bạn đã bắt đầu cuộc trò chuyện trước khi kết hôn về những điều như kế hoạch trả nợ, mục tiêu tiết kiệm, kế hoạch nghỉ hưu và liệu bạn sẽ thêm một hoặc hai con. Nếu bạn không làm vậy, không có thời gian nào tốt hơn khi vừa kết hôn để thảo luận về các mục tiêu tài chính cá nhân và như một cặp vợ chồng.
Sau đó, liệt kê các bước hành động cụ thể cần thực hiện để đạt được từng mục tiêu và khung thời gian để hoàn thành. Và hãy nhớ rằng, một khi bạn vượt qua một mục tiêu trong danh sách của mình, hãy bắt đầu suy nghĩ về mục tiêu tiếp theo cần theo đuổi.
6. Xây dựng ngân sách chung
Ngân sách là một trong những công cụ tài chính có giá trị nhất mà bạn có thể sử dụng khi mới cưới. Với ngân sách hoặc kế hoạch chi tiêu khẩn cấp, bạn và người kia đều có thể cảm thấy kiểm soát được tiền của mình. Nếu bạn không biết bắt đầu từ đâu, hãy sử dụng bảng tính ngân sách và hướng dẫn bổ ích từ tạp chí, nhà tư vấn...
Bạn cần tính tổng thu nhập, trừ chi phí hàng tháng và trả nợ. Ngoài ra, hãy nói chuyện với người còn lại về cách sử dụng tiền dư nếu có như tiết kiệm, trả nợ hoặc chi tiêu nhưng điều quan trọng là đảm bảo cả hai bạn đều hiểu nhau và thống nhất với quyết định cuối cùng.
7. Quyết định các cơ chế quản lý các vấn đề tài chính của bạn
Giờ thì bạn đã có một bức tranh hoàn chỉnh về tình hình tài chính chung, sự hiểu biết và thỏa thuận về các mục tiêu, tạo ngân sách phù hợp cho cả hai bạn thì đã đến lúc quyết định về cơ chế quản lý tài chính của bạn.
Bạn sẽ mở một tài khoản chung để trả các hóa đơn chung? Bạn vẫn sẽ duy trì các tài khoản ngân hàng riêng biệt chứ? Cả hai bạn sẽ tiết kiệm được bao nhiêu? Tiết kiệm sẽ được giữ ở đâu? Bao lâu sẽ thảo luận về tài chính cùng nhau? Một trong hai bạn sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo các hóa đơn được thanh toán mỗi tháng hay cả hai?
Đây là những câu hỏi quan trọng cần trả lời và bạn càng sớm quyết định, cuộc sống tài chính trong hôn nhân của bạn sẽ càng suôn sẻ hơn.