|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua

23:20 | 16/11/2019
Chia sẻ
Bên cạnh một số cái tên như Instagram, Facebook hay Twitter, Flappy Bird cũng được Cnet bình chọn là một trong những ứng dụng quan trọng nhất hơn 10 năm vừa qua.
Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 1.

Kể từ khi xuất hiện, Instagram đã làm nên một cuộc cách mạng về chia sẻ hình ảnh và thậm chí đối với nhiều người, nó còn thay đổi những thói quen như ăn uống hay du lịch. Hiện tại, mạng xã hội này đã đạt tới con số một tỷ người dùng mỗi tháng, trong đó có những ngôi sao và người nổi tiếng hàng đầu thế giới như Ronaldo, Kylie Jenner, The Rock...

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 2.

Kể từ khi được ra mắt cách đây 13 năm, Twitter thực sự đã thay đổi hoàn toàn cách thế giới giao tiếp và tiếp cận thông tin. Twitter là công cụ không thể hiệu quả hơn để người dùng truyển tải thông điệp của họ với toàn thế giới. Twitter chưa chứng minh được khả năng ngăn chặn những phát ngôn gây thù hằn, nhưng vẫn là một trong những mạng xã hội tốt nhất với lượng thông tin đa dạng.

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 3.

Facebook xuất hiện vào năm 2004 và được hình thành từ ý tưởng của cậu sinh viên năm 2 Mark Zuckerberg bên trong căn phòng ký túc xá tại đại học Harvard nổi tiếng. Theo Cnet, Facebook hiện có gần 2,5 tỷ người dùng. Dưới sự lãnh đạo của Mark Zuckerberg, một trong những sứ mệnh chính của Facebook là cung cấp Internet cho mọi người trên thế giới. Tuy nhiên, với các bê bối về quyền riêng tư người dùng và thông tin giả mạo gần đây, Facebook đang bị kiểm soát gắt gao bởi các cơ quan chính phủ.

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 4.

Năm 2013, Google đã bỏ ra số tiền không được tiết lộ để mua lại Where2 Technologies – một công ty cung cấp dịch vụ bản đồ số. Đậy cũng chính là nền tảng để sáng tạo ra Google Maps, dịch vụ được nhiều người yêu thích của Google. Với tính năng định vị và điều hướng trực tuyến, người dùng có thể đi đến mọi nơi trên thế giới mà không sợ lạc đường chỉ với một chiếc điện thoại. Trên bất kỳ chiếc điện thoại Android nào hiện nay cũng đều không thể thiếu vắng Google Maps cho thấy sự phổ biến rộng rãi của ứng dụng bản đồ này.

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 5.

Candy Crush là puzzle game thành công nhất từ trước đến nay. Ứng dụng này được phát triển bởi King, có mặt trên Facebook từ tháng 4/2012 và bắt đầu hiện diện trên smartphone từ giữa tháng 11 cùng năm. Ở thời điểm giữa năm 2013, Candy Crush Saga có khoảng 6,7 triệu người dùng thường xuyên, mang về cho nhà phát hành 633.000 USD/ngày. Mới đây, Activision Blizzard - cái tên đã mua lại King vào năm 2016 với giá 5,9 tỷ USD cho biết Candy Crush Saga hiện có 247 triệu người dùng trong quý III/2019.

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 6.

Đầu năm 2014, cái tên Nguyễn Hà Đông hay Dong Nguyen bỗng nhiên nổi tiếng toàn cầu nhờ Flappy Bird dù game có đồ họa khá đơn giản. Ở thời điểm đầu tháng 2/2014, nó đã thực sự trở thành một hiện tượng toàn cầu với 50 triệu lượt tải về trên 2 kho ứng dụng App Store và Google Play. Tuy nhiên, đến khoảng gần 1h sáng ngày 10/2/2014, game Flappy Bird đã hoàn toàn biến mất khỏi 2 kho ứng dụng App Store và Google Play để lại nhiều tiếc nuối cho người dùng.

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 7.

Cả 2 ứng dụng nhắn tin phổ biến hàng đầu hiện nay là Messenger và WhatsApp đều thuộc Facebook. Từ năm 2011, Facebook đã tách riêng Messenger khỏi mạng xã hội này để phát triển một ứng dụng của riêng nó. Messenger hiện nay đã quá phổ biến và được người dùng lựa chọn để liên lạc với bạn bè trên Facebook. Trong khi đó, WhatsApp là phiên bản nhẹ, sử dụng ít dữ liệu hơn và có mã hóa tin nhắn từ đầu đến cuối đến máy chủ trước khi gửi đến người nhận. Ở các nước châu Á hiện nay, WhatsApp được sử dụng khá phổ biến.

Flappy Bird lọt top ứng dụng quan trọng nhất 10 năm qua - Ảnh 8.

Giữa tháng 2/2005, YouTube được 3 nhân viên cũ của PayPal tạo nên với mục tiêu trở thành một cộng đồng chia sẻ video. Năm 2006, Google mua lại công ty với giá 1,65 tỷ USD và biến YouTube trở thành công ty con. Ngay từ khi mới xuất hiện, YouTube thực sự đã tạo nên cơn sốt và trào lưu truyền tay nhau các đoạn clip gốc được sản xuất một cách khéo léo bởi những người được gọi là 'YouTuber". Theo Alexa, YouTube hiện nay là trang chia sẻ video lớn nhất thế giới và được xếp hạng 2 về độ phổ biến toàn cầu.

Anh Tuấn