Financial Times: Giá hàng hoá không thể vĩnh viễn ở mức thấp
Hiện nay, thế giới có rất nhiều tài sản đắt tiền.
Thập kỉ của chính sách tiền tệ nới lỏng và bơm tiền vào thị trường của ngân hàng trung ương vừa qua đã tạo ra bong bóng ở mọi nơi.
Đây là nguyên nhân thế giới đang có một môi trường đầu tư kì lạ mà từ thị trường chứng khoán đến vàng an toàn đều đồng thời tăng cao.
Tuy nhiên, một thứ vẫn còn tương đối rẻ là hàng hóa.
Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ, liên tục lập mức cao mới, đắt như 150 năm trước, thì hàng hóa có giá rẻ tương đương với cổ phiếu như trong thế kỉ trước, theo Financial Times.
Một phần của điều này là tự nhiên và cấu trúc. Trong 200 năm qua, giá thực của hàng hóa công nghiệp đang có xu hướng giảm. Nguyên nhân là mỗi khi giá đạt đỉnh mới sẽ làm gián đoạn những gì một thị trường giá xuống trong dài hạn, công ty và người tiêu dùng dàn xếp.
Ngoại trừ một vài đột biến, giá hàng hóa công nghiệp đã giảm mạnh so với S&P 500. Và hầu hết mọi người nghĩ vẫn còn yếu tố hỗ trợ cho xu hướng này tiếp diễn.
Trong một thế giới giảm phát, vào cuối chu kì phục hồi, với dân số già tiêu thụ ít hơn và nền kinh tế toàn cầu ít phụ thuộc vào sản xuất hàng hóa nặng liên quan đến dịch vụ, có rất nhiều yếu tố khiến hàng hóa duy trì rẻ, ngay cả khi chúng ta không trải qua một cuộc suy thoái ở Mỹ hoặc phần còn lại của thế giới.
Ngoài ra, cuộc tranh chấp Mỹ - Iran đang leo thang, cũng như thế giới đang thúc đẩy hướng tới hành động lớn hơn để ngăn chặn biến đổi khí hậu. Mặ dù yếu tố thứ hai không phải ưu tiên của chính quyền Washington, nhưng nó dành cho các nhà hoạt động trẻ, những người chiếm tỉ lệ cử tri ngày càng lớn.
Giống như hầu hết các giám đốc điều hành, nhà kinh tế và hoạch định chính sách, thế hệ trẻ tin rằng việc dừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch là không thể tránh khỏi. Trong giới đầu tư, còn có ý kiến cho rằng tàu chở dầu sẽ trở thành tài sản bị mắc kẹt, giá trị của nó sẽ giảm nhanh chóng khi năng lượng tái tạo chiếm vị trí trung tâm.
Mặc dù vậy, sau khi chứng kiến đợt tăng giá cuối cùng nhờ nhu cầu lớn trong năm 2008, cũng như sự tăng giá dưới sự thúc đẩy của yếu tố tài chính trong năm 2011 - 2012, cuối cùng đã bị hủy bỏ khi các ngân hàng trung ương dừng chính sách nới lỏng định lượng, theo chuyên gia việc cho rằng thế giới đã bước vào một thị trường hàng hoá với xu hướng giá giảm vĩnh viễn - ít nhất là không phải hiện tại - là một điều không sáng suốt.
Yếu tố giúp giá hàng hoá tăng
Mối đe dọa bao chùm của các khoản trợ cấp và y tế của Mỹ chưa được giải quyết, cùng với sự sẵn lòng của các chủ ngân hàng trung ương và các nhà hoạch định chính sách nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề bằng cách in tiền - do đó làm suy yếu đồng USD - có thể khiến vàng trở thành loại tài sản mới nóng nhất trong vài năm tới.
Một số xu hướng tương tự có thể dẫn đến sự tăng giá của các mặt hàng khác, dù triển vọng về một cuộc chiến ở Trung Đông đã không tạo ra một đợt tăng giá dầu kéo dài.
Có rất nhiều lý do - từ chi tiêu thâm hụt, đến rủi ro chính trị hoặc bong bóng nợ doanh nghiệp - khiến đồng bạc xanh suy yếu.
Nếu điều đó xảy ra, hàng hóa, di chuyển ngược với đồng USD, sẽ tăng lên. Thị trường chứng khoán Mỹ có thể sẽ giảm, vì biên lợi nhuận của doanh nghiệp giảm và không có nhiều biện pháp để chống lại sự gia tăng của giá năng lượng và giá đầu vào. Nếu đồng USD suy yếu, tất cả chi phí từ chuỗi cung ứng ở nước ngoài cũng tăng theo.
Nếu điều đó xảy ra, không nghi ngờ gì Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ cố gắng củng cố thị trường bằng việc nới lỏng chính sách tiền tệ hơn nữa.
Tuy nhiên với việc tất cả ngân hàng trung ương trên thế giới cho biết chính sách tiền tệ không thể thúc đẩy thị trường mãi mãi, có thể việc nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ không dẫn tới sự gia tăng trên thị trường chứng khoán, mà hướng tới vàng và có lẽ là nhóm hàng hoá nói chung.
Nới lỏng định lượng là nhân tố chính trong đợt tăng giá cuối cùng, trong đó không chỉ nguyên liệu thô để kinh doanh, mà cả tài sản có thể giao dịch cho các nhà đầu cơ.
Tác động của việc giá hàng hoá tăng
Kịch bản này sẽ chỉ diễn ra nếu không có sự sụp đổ đáng kể trong tăng trưởng toàn cầu, sự kiện làm thay đổi bức tranh nhu cầu cơ bản. Tuy nhiên, có thể mọi thứ có thể đi theo chiều hướng khác, đặc biệt nếu tăng trưởng ở châu Âu hoặc Trung Quốc, cùng với Mỹ bắt đầu chậm lại.
Dù vậy, nếu giá hàng hóa tăng, sẽ có rất nhiều ảnh hưởng. Thị trường sẽ bắt đầu thấy các quốc gia dầu mỏ tiếp tục nổi dậy và chủ nghĩa dân tộc dân túy gia tăng trên toàn cầu vì lạm phát giá lương thực và nhiên liệu sẽ tác động mạnh nhất tới người nghèo theo đó thúc đẩy biến động chính trị.
Và vì vậy, có thể tạo ra bất ổn thương mại mới và làm gián đoạn mà các thị trường hiện đang giảm giá.