|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Fed bắt đầu quan tâm tới rủi ro nợ đòn bẩy

06:44 | 25/10/2018
Chia sẻ
Khoản vay đòn bẩy (leveraged loan) là một loại khoản vay được cung cấp cho các công ty hoặc cá nhân đã có số nợ vay lớn và hoặc lịch sử tín dụng kém.
fed bat dau quan tam toi rui ro no don bay

Biên bản cuộc họp chính sách tháng 9 vừa được công bố mới đây cho thấy, các nhà hoạch định chính sách của Fed đã lần đầu tiên xem xét tới những rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định tài chính bắt nguồn từ thị trường tín dụng đòn bẩy trị giá hơn 1 nghìn tỷ USD của Mỹ.

“Một số thành viên (của Ủy ban Thị trường mở - FOMC) bình luận về sự tăng trưởng liên tục của các khoản vay, việc nới lỏng các điều kiện và tiêu chuẩn của các khoản vay này, hoặc sự tăng trưởng của các hoạt động như vậy trong lĩnh vực phi ngân hàng là nguyên nhân duy trì các lỗ hổng và rủi ro có thể xảy ra đối với sự ổn định tài chính”.

Trước đó, Biên bản cuộc họp chính sách tháng 8 chỉ đơn giản nói rằng “phát hành trái phiếu DN và vay nợ đòn bẩy của các tổ chức phục hồi trong tháng 5 và duy trì ở mức cao trong tháng 6”. Trong tháng 8, ngôn ngữ về rủi ro đối với hệ thống tài chính không bao gồm các từ “vay nợ”. Các thành viên của FOMC chỉ đơn giản là “lưu ý rằng giá trị tài sản vẫn cao và các điều khoản vay của công ty vẫn dễ dàng”.

Những thay đổi này cho thấy các quan chức của Fed đang quan ngại tới tỷ lệ đòn bẩy nợ của DN. Tuy nhiên, mối quan ngại này dường như là hơi muộn. Còn nhớ hồi tháng trước, Mark Whitehouse - một biên tập viên của chuyên mục Bloomberg Opinion đã có bài phân tích với chỉ ra các khoản vay là “một trong những nguyên nhân có thể gây ra cuộc khủng hoảng tiếp theo”. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế cũng cảnh báo điều tương tự chỉ một tuần sau đó. Trong khi hãng xếp hạng tín nhiệm toàn cầu của Moody’s đã nêu lên những lo ngại này trong tháng 8. Song có lẽ quan trọng nhất là khuyến nghị của cựu Chủ tịch Fed Janet Yellen hồi tháng trước rằng “các nhà quản lý nên cảnh báo”.

Trong thực tế, ngay trước khi Biên bản cuộc họp tháng 9 của Fed được phát hành, câu hỏi đầu tiên đặt ra cho các tham luận viên tại một sự kiện của Eaton Vance Corp. là liệu họ có thấy sự gia tăng mạnh về các khoản vay đòn bẩy của công ty như một rủi ro hệ thống hay không. Thực tế là các khoản vay đòn bẩy đang có xu hướng được chuyển thành các nghĩa vụ vay thế chấp – giống như các khoản vay thế chấp đã góp phần dẫn tới cuộc khủng hoảng tài chính cách đây một thập kỷ.

Moody’s đã tuyên bố rằng tỷ lệ hồi phục trung bình sẽ tồi tệ hơn trong đợt suy thoái tiếp theo so với năm 2008, nhưng không rõ là các nhà đầu tư có biết điều đó. Một ví dụ điển hình: Chỉ số hoàn vốn vay đòn bẩy của S&P/LSTA đã hiếm khi có một ngày giảm trong vài tháng qua, kể cả trong giai đoạn thị trường chứng khoán lao dốc gần đây.

Tuy nhiên hiện Fed đã nhận ra các rủi ro đối với sự ổn định của hệ thống tài chính. Việc giám sát chặt các khoản vay đòn bẩy là một khởi đầu tốt trong thời gian này.

Xem thêm


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Mai Ngọc

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.