FAO: Chỉ số giá thực phẩm ổn định trong tháng 1 với sản lượng ngũ cốc dự kiến lên cao kỷ lục
FAO: Sản lượng gỗ toàn cầu năm 2016 tăng trưởng nhanh | |
Tháng 12, giá thực phẩm giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 3 năm |
Cụ thể, chỉ số giá thực phẩm của FAO (FFPI) trung bình đạt 169,5 điểm trong tháng 1, gần như không đổi so với tháng 12/2017 nhưng thấp hơn gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi giá ngũ cốc và dầu thực vật tăng trong tháng 1, giá sản phầm từ sữa và đường giảm, trong khi giá thịt ổn định.
Theo đó, chỉ số giá chỉ ngũ cốc trung bình tăng gần 2,5% trong tháng 12 và 6,3% trong tháng 1/2017 lên 156,2%. Bất chấp nguồn cung lớn, giá lúa mì và ngô nhận được hỗ trợ từ sự suy yếu của đồng USD, cũng như những lo ngại về tình hình thờitiết. Giá gạo quốc tế tiếp tục tăng trong tháng 1, chủ yếu là nhờ các đơn đặt hàng mới từ châu Á.
FAO cũng dự báo mùa vụ ngũ cốc toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục, nâng ước tính trong năm 2017 lên 2,64 tỷ tấn; với phần lớn vì dự báo sản lượng ngô tại Trung Quốc, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) tăng cao hơn.
Ngược lại, chỉ số giá sản phẩm từ sữa và giá đường giảm trong tháng 1 xuống lần lượt 179,9% và 201%. Trong đó, chỉ số giá sản phẩm từ sữa giảm 2,4% so với tháng 12/2017. Mặc dù, đợt giảm này đánh dấu tháng giảm thứ 4 liên tiếp, chỉ số vẫn tăng 41% so với mức thấp lập hồi tháng 4/2016. Trong tháng 1, chỉ số giá quốc tế của bơ và pho mai giảm, trong khi của sữa bột tăng.
Nguồn cung sữa dư thừa tại bán cầu bắc và Australia là yếu tố ảnh hưởng lớn tới giá sản phẩm từ sữa trên toàn cầu, gồm cả sự sụt giảm của giá bơ và pho mai. Tuy nhiên, khả năng sản xuất sữa mùa vụ tại New Zeland thấp hơn dự báo đã giúp giá sữa bột nguyên kem (WMP). Giá sữa bột tách béo (SMP) cũng tăng, chủ yếu là nhờ nhu cầu nhập khẩu mạnh mẽ.
Còn chỉ số giá đường giảm 1,6% so với tháng 12 và 30,4% so với cùng kỳ năm 2017. Chỉ số giá đường quốc tế vẫn chịu áp lực đi xuống chủ yếu vì sản lượng tăng mạnh tại các quốc gia sản xuất chính, và tạo ra nguồn cung xuất khẩu khổng lồ.
Trong khi đó, chỉ số giá dầu thực vật và giá thịt hầu như không thay đổi so với tháng 12/2017.
Chỉ số giá dầu thực vật trung bình ổn định ở mức 163,1% trong tháng 1, vì giá dầu tràm tăng nhẹ đã giúp cân bằng sự suy yếu về giá của những sản phẩm dầu khác, đặc biệt là dầu hướng dương và dầu hạt cải. Chỉ số giá dầu tràm quốc tế tăng nhờ nhu cầu nhập khẩu toàn cầu đi lên trong bối cảnh sản xuất mùa vụ tại Đông Nam Á giảm. Tuy nhiên, giá dầu hạt cải giảm, dưới tác động của cả nguồn cung dư thừa tại EU và sản lương lớn hơn kỳ vọng tại Bắc Mỹ, Australia. Trong khi giá dầu hướng dương đi xuống vì tác động từ nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm.
Trong tháng 1, chỉ số giá thịt trung bình không đổi ở mức 140,6 điểm; tăng 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái và thấp hơn 19,5% mức giá kỷ lục đạt được hồi tháng 8/2014. Chỉ số giá gia cầm và thit heo quốc tế tiếp tục giảm vì nguồn cung xuất khẩu cao, nhưng nhu cầu nhập khẩu ở mức thấp.