|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

EVN tính toán phương án cung - cầu điện năm 2021

22:30 | 08/10/2020
Chia sẻ
Theo dự báo đến cuối năm 2021, hệ thống điện quốc gia sẽ có thêm 5.456 MW nguồn điện truyền thống được đưa vào vận hành; trong đó 656 MW thủy điện và 4.800 MW nhiệt điện.

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết chiều 7/10, tại Hà Nội, ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN chủ trì buổi họp về kế hoạch vận hành hệ thống điện năm 2021 của Tập đoàn.

Trình bày phương án tại cuộc họp, đại diện Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (A0) cho hay, ở phương án cơ sở, tổng sản lượng điện toàn hệ thống năm 2021 dự kiến đạt khoảng 267,9 tỉ kWh, tăng 7,15% so với năm 2020; công suất cực đại của hệ thống điện đạt 42.332MW, tăng 9,65% so với năm 2020.

Ở phương án cao, sản lượng điện toàn hệ thống dự kiến đạt 269,8 tỉ kWh, tăng 7,93% so với năm 2020; công suất cực đại đạt 42.63 9MW, tăng 10,58%.

A0 cũng đã chuẩn bị các giải pháp vận hành hệ thống điện đảm bảo an toàn, tin cậy và kinh tế đối với từng phương án.

Cũng theo báo cáo của A0, đến cuối năm 2021, hệ thống điện quốc gia sẽ có thêm 5.456 MW nguồn điện truyền thống được đưa vào vận hành; trong đó 656 MW thủy điện và 4.800 MW nhiệt điện.

Về năng lượng tái tạo, nếu tính cả các nguồn đã bổ sung qui hoạch, đáp ứng các điều kiện được hưởng giá FIT của điện mặt trời và điện gió, đến cuối 2021, tổng nguồn năng lượng tái tạo đạt khoảng 20.198MW.

Theo đánh giá, tình hình cung cấp điện năm 2021 về cơ bản sẽ đảm bảo nếu không có các diễn biến cực đoan, bất thường về thuỷ văn và tiến độ các dự án nguồn điện mới.

Nếu các dự án nguồn điện mới đảm bảo đúng tiến độ, hệ thống điện quốc gia đáp ứng được phụ tải đỉnh của hệ thống và có dự phòng khoảng 5.000 - 11.000 MW cho cả năm; riêng miền Nam, công suất dự phòng ở mức gần 1.600 - 3.600 MW.

Ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc EVN yêu cầu Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia và các đơn vị hỗ trợ tối đa cho các nhà đầu tư điện mặt trời đi vào vận hành thương mại trước ngày 30/12/2020.

Tổng Giám đốc EVN cũng yêu cầu Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia đẩy nhanh các dự án lưới điện giải tỏa công suất các nguồn điện, đặc biệt là các dự án BOT như: Nghi Sơn 2, Hải Dương, Sông Hậu, Duyên Hải 2.

Lãnh đạo Tập đoàn cũng yêu cầu A0 cập nhật, hiệu chỉnh các phương án tính toán trên cơ sở ý kiến góp ý của các ban chuyên môn; thông tin dự báo phụ tải từ các Tổng công ty Điện lực.

Như Huỳnh

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.