|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

EVFTA loại bỏ thuế nhập khẩu với rượu, nhưng Eurocham vẫn lo ngại thuế TTĐB

17:49 | 26/06/2019
Chia sẻ
Ngành rượu vang và rượu mạnh của "lục địa già" đã phải chịu tác động đáng kể từ những đợt cải cách liên tiếp về Thuế tiêu thụ đặc biệt, về tăng thuế suất theo giá trị và thay đổi giá tính thuế theo giá nhà nhập khẩu bán ra bắt đầu từ năm 2016.
qua-trinh-u-ruou-vang-phap

Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) khi được ký kết dự kiến sẽ loại bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với sản phẩm rượu sau 7 năm, báo cáo của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết tại Diễn đàn doanh nghiệp (VBF) giữa kỳ 2019 nêu.

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu sẽ được áp dụng tương tự đối với hàng hóa vận chuyển trực tiếp từ EU tới Việt Nam hoặc hàng hóa được trung chuyển và bảo quản qua một nước thứ 3 miễn là đáp ứng các nguyên tắc xuất xứ "không thay đổi".

Tại diễn đàn doanh nghiệp, tiểu ban rượu vang và rượu mạnh của Eurocham mong muốn được tham vấn với các cơ quan hữu quan trong quá trình soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan để thực hiện hiệp định, chia sẻ kinh nghiệm, để làm rõ các yêu cầu về thủ tục và chứng từ liên quan đến cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa và đảm bảo thực thi có hiệu quả…

Eurocham đề xuất với Chính phủ Việt Nam cải cách chính sách Thuế tiêu thụ đặc biệt (thuế TTĐB) đối với ngành hàng rượu vang, rượu mạnh. Theo tổ chức từ Châu Âu, ngành rượu vang và rượu mạnh của "lục địa già" đã phải chịu tác động đáng kể từ những đợt cải cách liên tiếp về Thuế tiêu thụ đặc biệt, về tăng thuế suất theo giá trị và thay đổi giá tính thuế theo giá nhà nhập khẩu bán ra bắt đầu từ năm 2016.

Eurocham lấy ví dụ việc tăng thuế từ 50% trên giá nhập khẩu (CIF) lên 55% đối với rượu mạnh theo giá nhà nhập khẩu bán ra từ tháng 1/2016 đã làm gánh nặng thuế đối với các nhà nhập khẩu tăng hơn gấp đôi trong một số trường hợp.

Tiêu ban rượu vang và rượu mạnh của Eurocham cho biết rất quan tâm đến những thay đổi về thuế TTĐB trong tương lai cũng như việc xem xét của TP HCM về việc tăng thuế TTĐB thông qua cơ chế đặc biệt.

Mặc dù những đề xuất về thuế TTĐB chưa rõ ràng tại thời điểm này nhưng, Eurocham cho biết hiện nay tổng gánh nặng về thuế đối với rượu nhập khẩu vào Việt Nam đang ở mức rất cao trong khu vực, và cao hơn nhiều các nước láng riềng như Campuchia và Trung Quốc.

Theo Eurocham, việc tiếp tục xem xét tăng thuế suất dựa trên giá bán ra của nhà nhập khẩu sẽ có thể làm gia tăng các hoạt động buôn lậu và cuối cùng là làm thất thu thuế. Ngoài ra khi các sản phẩm có giá bán cao do gánh nặng thuế, sự xuất hiện của các sản phẩm giá rẻ, không rõ nguồn gốc trên thị trường sẽ gây tác động tiêu cực đến ngành du lịch dịch vụ cũng như sức khoe người dân, báo cáo nêu.

Cuối cùng, tiểu ban rượu vang và rượu mạnh cũng bày tỏ sự ủng hộ dự thảo Luật phòng chống tác hại rượu bia, trong đó lưu tâm đến đề xuất cấm cán rượu bia trên internet được dỡ bỏ thay thế bằng các điều kiện để đáp ứng thương mại điện tử tại Việt Nam…

Đông A

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.