Ethiopia đặt mục tiêu sản lượng cà phê tăng gấp ba lần hiện tại
Giá cà phê hôm nay (20/2): Giảm 300 đồng/kg do ảnh hưởng bởi giá cà phê thế giới |
Cải thiện cây trồng để nâng cao sản lượng cà phê
Ethiopia đặt mục tiêu trong 5 năm tới, sản lượng cà phê tăng gấp 5 lần so với hiện tại. Theo kế hoạch, hệ thống tiếp thị mới sẽ giúp các các nhà xuất khẩu bán hàng một cách trực tiếp.
Chính phủ dự báo sản lượng cà phê trong niên vụ cà phê 2018 - 2019 (kéo dài từ tháng 10/2018 đến tháng 9/2019) có thể đạt 600.000 tấn. Con số này được kì vọng sẽ đạt ngưỡng 1,8 triệu tấn trong năm 2024.
Trong khi đó, sản lượng cà phê niên vụ 2018 - 2019 không thay đổi nhiều so với năm 2017 - 2018 là 426.000 tấn.
Ethiopia đặt mục tiêu sản lượng cà phê tăng gấp lần hiện tại |
Để đạt được mục tiêu này, những cây cà phê già cỗi sẽ được thay thế bằng cây cà phê mới nhằm cải thiện năng suất. Tổng Giám đốc Cơ quan Cà phê và Trà Ethiopia ông Adugna Debella sẽ là người trực tiếp chỉ đạo công tác này. Đồng thời, ông Adugna Debella cho biết thời gian tới sẽ nhắm vào thị trường Đông Á.
Ngoài ra, hiện Ethiopia vẫn còn 5,4 triệu ha đất trống phù hợp để trồng cây cà phê. Hiện tại, Ethiopia chủ yếu xuất khẩu cà phê sang châu Âu, Mỹ và Nhật Bản.
Bên cạnh đó, Italy, Arba Saudi, Anh, Bỉ, Tây Ban Nha, Pháp và Sudan là những thị trường lớn nhập khẩu cà phê arabica của Ethiopia.
Cà phê là một trong những nguồn thu chính của Ethiopia khi bình quân mỗi năm đem về 800 triệu USD. Con số chiếm trung bình 25 - 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Khoảng 20% cà phê của nước này được thu hoạch trong rừng, hay còn gọi là cà phê hoang dã. Cà phê arabica cũng được cho là có nguồn gốc từ Ethiopia.
Ethiopia là quốc gia sản xuất cà phê lớn nhất Châu Phi và lớn thứ 5 thế giới, chiếm thị phần 4,2%. Đây cũng là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất châu Phi với tốc độ tăng trưởng ổn định. Gần một nửa cà phê của Ethiopia sản xuất ra để phục vụ nhu cầu nội địa.
Cuộc khủng hoảng giá cà phê tạo áp lực lên nông dân
Giá cà phê thời gian qua liên tục giảm đã đẩy người trồng cà phê vào tình cảnh khó khăn. “Trồng cà phê là công việc khó khăn và tốn kém, hơn nữa giá cả đã giảm xuống. Chúng tôi sợ rằng nông dân có thể từ bỏ vụ mùa”, ông Desalegn Demissie, người đứng đầu Phòng Hợp tác và Phát triển Shebedino cho biết.
Thị trường nội địa Ethiopia phần lớn được xác định bởi các cuộc đấu giá hàng ngày được điều hành bởi Sàn giao dịch Hàng hóa Ethiopia, nhưng giá cả có mối tương quan chặt chẽ với xu hướng trên thị trường tương lai toàn cầu.
Đối với nông dân Ethiopia, hầu hết cà phê của họ được xuất khẩu với số lượng lớn là cà phê xanh chưa rang, với các quy trình làm tăng giá trị được thực hiện sau đó tại các quốc gia tiêu thụ cà phê.
“Đây là một thay đổi quan trọng trong cách thức cà phê được vận chuyển, thu mua hoặc sản xuất trong nhiều thập kỷ qua”, Rob Terenzi, người đồng sáng lập của Vega Coffee tại Mỹ cho biết.