|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Năng suất cà phê ở Lâm Đồng tăng trung bình 27 tạ/ha trong 5 năm qua

15:08 | 15/02/2019
Chia sẻ
Tốc độ tăng năng suất trung bình 27 tạ/ha lên 31,5 ha. Đặc biệt có nhiều diện tích thu hoạch lên đến 70 - 80 tạ/ha/năm. 

Diện tích tái canh cà phê đạt hơn 54.000 ha

Theo báo Lâm Đồng, diện tích cà phê tái canh toàn tỉnh trong 5 năm quan đạt 54.330 ha. Tốc độ tăng năng suất trung bình 27 tạ/ha lên 31,5 ha. Đặc biệt có nhiều diện tích thu hoạch lên đến 70 - 80 tạ/ha/năm.

Tổng diện tích cà phê tăng thêm cúa toàn tỉnh là 14.300 ha. Riêng diện tích cà phê arabica đạtgần 16.300 ha, tăng khoảng 515 ha so với 5 năm trước. Toàn tỉnh Lâm Đồng đặt mục tiêu đến năm 2020, diện tích cà phê arabica tăng lên hơn 20.000 ha.

nang suat ca phe o lam dong tang trung binh 27 taha trong 5 nam qua
Lâm Đồng: Năng suất cà phê tăng trung bình 27 tạ/ha trong 5 năm qua. Ảnh minh họa

Quy mô canh tác cà phê theo hướng bền vững ở Lâm Đồng tiếp tục phát triển gồm gần 57.000 ha cấp các chứng nhận 4C, UTZ, Rainforest; 45.000 ha chủ động nước tưới (có 20.000 ha tưới tiết kiệm). Tại các huyện Lạc Dương, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm đã hình thành 1.500 ha cà phê ứng dụng công nghệ cao.

Hiệu quả từ chuỗi liên kết cà phê

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Lâm Đồng, kết thúc giai đoạn 1 (2010-2017) với kế hoạch xây dựng mô hình vườn mẫu theo hướng sản xuất bền vững, hợp tác công tư (PPP) trong ngành hàng cà phê Việt Nam đã kết nối được 3.220 hộ nông dân với tổng diện tích 5.262ha.

Kết quả là năng suất cà phê tăng được 17%. Thu nhập trung bình của nông dân cũng được cải thiện thêm 14%.

Lượng nước tưới tiết kiệm 40%, giảm 55% lượng phát thải nhà kính nhờ sử dụng phân bón hợp lý; giảm 10% lượng phân bón hóa học và khuyến khích sử dụng phân bón hữu cơ (trung bình 1,5 tấn/ha).

Dự kiến trong giai đoạn 2 (2018-2020), PPP trong ngành hàng cà phê sẽ tập trung đẩy mạnh liên kết chuỗi để gia tăng giá trị cà phê Việt Nam.

Mục tiêu của giai đoạn này là có trên 80.000 hộ nông dân tham gia với 97.000ha; thu hút sự tham gia của nhiều đối tác trong hợp tác công tư như Nestlé Việt Nam, GCP, IDH, Yara, Bayer, EDE, ACOM, OLAM, Simexco, WASI, Trung tâm Khuyến nông của 4 tỉnh Tây Nguyên, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia…

Để đạt được mục tiêu trên, ngành hàng cà phê sẽ mở rộng mô hình hợp tác công tư cà phê có tính nhân rộng cao; tăng cường đo lường và giám sát hiệu quả thực hiện; tăng cường kết nối giữa các tiểu Ban điều phối ngành hàng cà phê và những dự án liên quan nhằm đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị.

Xem thêm

H. Mĩ